Khủng hoảng lương thực làm dấy lên lo ngại chủ nghĩa bảo hộ kết hợp với tình trạng thiếu hụt |
Một cuộc khủng hoảng lương thực thế giới đang lớn dần dẫn đến những động thái bảo hộ từ các quốc gia có khả năng làm phức tạp thêm vấn đề và dẫn đến một cuộc chiến thương mại rộng hơn, theo các lãnh đạo doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Trong một dấu hiệu cho thấy nguồn cung cấp thực phẩm ngày càng eo hẹp và giá cả tăng cao, một nguồn tin chính phủ cho biết Ấn Độ có thể hạn chế xuất khẩu đường lần đầu tiên sau sáu năm để ngăn giá tăng trong nước. Trong khi đó, Indonesia, quốc gia xuất khẩu dầu cọ lớn nhất thế giới, sẽ xóa trợ cấp đối với dầu ăn số lượng lớn và thay bằng giới hạn giá nguyên liệu thô cho các nhà máy lọc dầu trong nước. “Đó là một vấn đề lớn, và thành thật mà nói, tôi nghĩ vấn đề phía trước chúng ta còn lớn hơn những gì chúng ta đã trãi qua,” theo Gita Gopinath, Phó giám đốc điều hành thứ nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Chủ nghĩa bảo hộ đang lăm le xuất hiện ở Davos, thúc đẩy các cuộc đàm phán khẩn cấp để tránh một cuộc chiến thương mại toàn diện. “Điều rất quan trọng đối với các lãnh đạo trên thế giới khi ngồi vào bàn một cách điềm tĩnh và thảo luận về cách chúng ta sẽ quản lý thương mại, thực phẩm và đầu tư như thế nào,” theo Jay Collins, phó chủ tịch bộ phận ngân hàng, thị trường vốn và cố vấn của Citigroup. “Có rất nhiều cuộc trò chuyện thực sự với G7 đã diễn ra ở đây trong 48 giờ qua.” Tích trữ Đối với cư dân ở các quốc gia khu vực cận Sahara, châu Phi, 40% tiêu thụ của họ được dành cho thực phẩm, bà Gopinath nói. Như một "tác động lớn đến chi phí sinh hoạt", giá tăng khiến các chính phủ tích trữ ngày càng nhiều. “Có khoảng hơn 20 quốc gia đã đưa ra các hạn chế đối với xuất khẩu thực phẩm và phân bón, và điều này chỉ có thể làm phức tạp thêm vấn đề và khiến mọi thứ tồi tệ hơn,” bà nói. Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng đột ngột đang trên đà bùng phát. “Chúng ta đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực bất thường trước cuộc chiến Ukraine, chi phí thực phẩm, giá hàng hóa, chi phí vận chuyển đã tăng gấp đôi, gấp ba, gấp bốn lần,” theo David Beasley, Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc. Ông Beasley cho biết, số người "tiến đến thiếu đói" đã tăng từ 80 triệu lên 276 triệu trong vòng 4-5 năm qua. “Các cảng đóng cửa khi mùa thu hoạch ở Ukraine đang đến trong tháng Bảy và tháng Tám nghĩa là lời tuyên chiến với nguồn cung cấp lương thực toàn cầu,” ông nói. Nhiều công ty tại Davos đã liên lạc với nhau về cách họ có thể hành động để giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực, ông Beasley nói thêm. 'KHÔNG BỀN VỮNG' “Nông nghiệp phải là một phần của giải pháp chống biến đổi khí hậu và phải giải quyết vấn đề an ninh lương thực,” theo Erik Fyrwald, Giám đốc điều hành của Syngenta Group. Fyrwald cho biết Syngenta có các trang trại thử nghiệm cho thấy các biện pháp canh tác như không xới đất và che phủ cây trồng trong mùa đông để chống xói mòn tốt hơn cho đất, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu. Gilberto Tomazoni, Giám đốc điều hành của JBS SA, công ty chế biến thịt lớn nhất thế giới, cho biết một giải pháp tiềm năng khác cho cuộc khủng hoảng lương thực là giải quyết lãng phí. Theo ông Tomazoni: “Nhân loại phải đối mặt với hai vấn đề khẩn cấp lớn cùng lúc, chúng ta phải đối mặt với biến đổi khí hậu và cần sản xuất nhiều hơn nữa để nuôi dân số ngày càng tăng.” "Và cách chúng ta sản xuất ngày nay không bền vững. Đây là thách thức lớn, rất lớn. Lãng phí thực phẩm, chúng ta cần phải nhìn nhận tình trạng này," ông Tomazoni nói thêm. Khánh Lâm lược dịch
Theo Reuters
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|