Tình trạng thiếu hụt nguồn cung có thể tiếp tục trong bao lâu? |
Khi nền kinh tế toàn cầu tăng tốc sau đại dịch, nhu cầu đối với một số mặt hàng tiêu dùng và linh kiện công nghệ đã vượt xa nguồn cung, dẫn đến thiếu hụt mọi thứ, từ ô tô đến thiết bị gia dụng. Thiếu thốn không phải là điều người tiêu dùng ở các nền kinh tế phát triển quen đối phó. Chúng thật phiền phức. Nhưng chúng cũng có thể gây ra lạm phát, bởi vì người tiêu dùng tranh nhau lượng sản phẩm ít ỏi hơn, đẩy giá lên. Câu hỏi lớn là tình trạng thiếu hụt sẽ kéo dài trong bao lâu. Để có manh mối, các nhà đầu tư có thể nhìn sang châu Á, nơi thời gian giao hàng của nhà cung cấp trên các lĩnh vực sản xuất đều tăng lên trong tháng Sáu. Sản xuất công nghiệp ở Hàn Quốc và Nhật Bản giảm trong tháng Năm. “Tất cả những điều này càng củng cố thêm lo ngại nguồn cung không theo kịp với nhu cầu và cung cấp thêm động lực cho cỗ máy lạm phát,” theo Neil Shearing, trưởng kinh tế tại Capital Economics. “Tình trạng thiếu hụt nguồn cung sẽ không biến mất trong một sớm một chiều - ngược lại, chúng có khả năng sẽ kéo dài dưới một số hình thức đến tận năm 2022.” Nhưng có những dấu hiệu cho thấy tình trạng thiếu hụt có thể bắt đầu giảm bớt trong những tháng tới, theo Shearing. Ông chỉ ra dữ liệu khảo sát cho thấy các nhà sản xuất Nhật Bản dự kiến sản xuất phục hồi mạnh với các nhà sản xuất ô tô dẫn đầu. Các đơn đặt hàng xuất khẩu cho Đài Loan, quốc gia sản xuất chất bán dẫn lớn vốn đang thiếu hụt nguồn cung, cũng dường như đã hạ nhiệt trong những tháng gần đây. “Ít nhất có lý do để nghĩ rằng tình trạng khan hiếm ô tô sẽ giảm bớt, và thiếu hụt nguồn cung trong các lĩnh vực khác sẽ bắt đầu giảm trong nửa cuối năm nay,” ông Shearing nói. Đó là tin tốt cho những ai đang tìm mua một chiếc ô tô. Nhưng khi một số thiếu hụt dự kiến sẽ tiếp tục diễn ra trong năm tới, có lẽ còn quá sớm để các nhà đầu tư kết luận nhu cầu mạnh sẽ không phải là yếu tố khiến giá tăng. Một vụ tấn công rất lớn Ông Kaseya cho biết khoảng 800 đến 1,500 doanh nghiệp đã bị tổn hại bởi cuộc tấn công mã độc tống tiền gần đây hoành hành trên khắp thế giới. Nhà cung cấp phần mềm cho biết trong một tuyên bố khoảng 50 khách hàng trực tiếp của họ đã bị xâm nhập trong cuộc tấn công bắt đầu xảy ra vào thứ Sáu. Nhưng hàng trăm công ty khác cũng bị ảnh hưởng vì nhiều khách hàng của Kaseya cung cấp dịch vụ IT cho các doanh nghiệp nhỏ như các nhà hàng. "Các đội toàn cầu của chúng tôi đang làm việc suốt ngày đêm để giúp khách hàng hoạt động trở lại", Giám đốc điều hành Fred Voccola của Kaseya cho biết. "Chúng tôi hiểu rằng mỗi giây đóng cửa sẽ ảnh hưởng đến sinh kế của họ, đó là lý do chúng tôi đang nỗ lực hết sức để giải quyết vấn đề này." Ông Kaseya cho biết họ đã họp với các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ bao gồm FBI và Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng. Họ cũng đã làm việc với Nhà Trắng và công ty an ninh mạng FireEye Mandiant. Ai đứng sau vụ tấn công này? Một phân tích về phần mềm độc hại của công ty an ninh mạng Emsisoft cho thấy nó được tạo ra bởi REvil, một băng đảng mã độc tống tiền hoạt động bên ngoài Đông Âu hoặc Nga. CNN cho biết REvil đã yêu cầu 70 triệu USD bằng Bitcoin để đổi lấy một công cụ có thể khôi phục dữ liệu của các doanh nghiệp. Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, Voccola không cho biết liệu Kaseya có trả tiền cho các tin tặc hay không. "Không có bình luận về bất cứ điều gì liên quan đến việc đàm phán với những kẻ khủng bố dưới bất kỳ hình thức nào," CEO hãng nói. Ở Ấn Độ, người giàu ngày càng giàu hơn Ấn Độ đang gặp khó khăn bởi suy thoái kinh tế và làn sóng virus corona tàn khốc đã đẩy hàng triệu người vào cảnh nghèo đói. Nhưng khi những người Ấn Độ này phải vật lộn để kiếm vài dollar mỗi ngày, giới siêu giàu của nước này thậm chí còn giàu hơn và có ảnh hưởng hơn. Mukesh Ambani - chủ tịch của tập đoàn Reliance Industries - hiện có giá trị hơn 80 tỷ USD, nhiều hơn khoảng 15 tỷ USD so với một năm trước, theo Bloomberg Billionaires Index. Xếp sau ông không xa là người sáng lập Tập đoàn Adani Gautam Adani, người có khối tài sản tăng vọt từ dưới 13 tỷ USD vào thời điểm này năm ngoái lên 55 tỷ USD hiện tại. Hai người đàn ông này có giá trị còn hơn GDP của một số quốc gia. Vận may của họ so với những đồng hương Ấn Độ khác là biểu tượng cho khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng đã tác động đến nhiều người trên thế giới và đặc biệt càng rõ rệt ở nền kinh tế lớn thứ ba châu Á. Theo Saurabh Mukherjea, người sáng lập Marcellus Investment Managers, sự thống trị hoàn toàn của Ambani và Adani không có gì đáng ngạc nhiên. Ông nói thêm rằng hầu hết mọi lĩnh vực lớn ở Ấn Độ hiện được một hoặc hai công ty lớn mạnh này chiếm lĩnh. "Ấn Độ hiện đã đạt đến giai đoạn mà 15 hãng buôn hàng đầu đang chiếm 90% lợi nhuận của đất nước", ông Mukherjea. Khánh Lâm lược dịch
Theo CNN
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|