World Bank dự báo sử dụng than sẽ giảm mạnh trong 30 năm tới |
Theo World Bank, sự phụ thuộc của thế giới vào những nguồn năng lượng như than và dầu, những thủ phạm chính đằng sau ô nhiễm, đang giảm đi. “Mô hình năng lượng hiện đang là than đá và các năng lượng tái tạo, mô hình có thể là khí đốt và năng lượng tái tạo. Tôi cho rằng 12 năm nữa kể từ giờ, sẽ chỉ có năng lượng tái tạo, lưu trữ và không gì hơn nữa,” theo Riccardo Puliti, người đứng đầu bộ phận năng lượng và khai khoán tại World Bank. Trên thực tế, việc sử dụng than đá có thể giảm mạnh trong những thập kỷ tới, ông nói: “Tôi cho rằng trong 30 năm tới, than sẽ ngày càng hiện diện ít hơn trong mô hình năng lượng hỗn hợp.” Bất chấp dự đoán của ông Pulitu, một báo cáo từ Cục thống kê quốc gia Trung Quốc đầu năm nay cho biết tiêu thụ than đã tăng 0.7% trong năm 2017, lần đầu tiên kể từ năm 2013, chủ yếu vì các kích thích kinh tế từ chính phủ. Hơn nữa, than đá tiếp tục là nguồn năng lượng lớn nhất của Trung Quốc, chiếm hơn 60% năng lượng hỗn hợp của nước này. Có lẽ, theo số liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế vào tháng trước, đáng lo ngại hơn là sự gia tăng tiêu thụ than toàn cầu trong năm ngoái sau hai năm giảm liên tiếp, Tuy nhiên, ông Puliti cho biết ông “cực kỳ hài lòng” về quan điểm chống biến đổi khí hậu của Trung Quốc. Hơn thế nữa, một số quốc gia đang tiến hành các nỗ lực chống ô nhiễm và khuyến khích sử dụng các công nghệ xanh hơn, sạch hơn, ông nói – đề cập đến châu Âu – với nước Đức đang đi đầu trong các đầu tư vào năng lượng gió trong thập kỷ qua. Gần đây hơn, tòa án Đức đã cho phép các thành phố cấm ô tô chạy bằng diesel gây ô nhiễm môi trường đáng kể. Dù một số nền kinh tế lớn của thế giới đang cho thấy các dấu hiệu hứa hẹn, sử dụng năng lượng tái tạo vẫn khá tốn kém đối với hầu hết các quốc gia và ngành công nghiệp. Ông Puliri thừa nhận công nghệ sử dụng trong các hình thức năng lượng thay thế có thể khá đắt đỏ vào lúc ban đầu, nhưng giá sẽ giảm rất nhanh khi những hình thức này được gia tăng sử dụng. Chẳng hạn, giá năng lượng mặt trời giảm 9-10% mỗi năm. “Vấn đề là chính phủ muốn thúc đẩy sử dụng công nghệ mới, sạch hơn đến mức nào,” ông nói. Trường Sơn lược dịch
Theo CNBC
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|