Thị trường Thứ ba, 21/11/2017, 09:39 GMT+7
Các chính phủ giữ thỏa thuận khí hậu toàn cầu đi đúng hướng bất chấp Hoa Kỳ rút lui

Gần 200 quốc gia đã giữ cho thỏa thuận toàn cầu 2015 nhằm đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu đi đúng hướng vào thứ Bảy, 18/11 sau nhiều cuộc thảo luận bị phủ bóng bởi quyết định rút lui của tổng thống Mỹ Donald Trump.

n21 climate

Thủ tướng Fiji, ông Frank Bainimarama, chủ tọa các cuộc thảo luận kéo dài hai tuần tại Bonn, cho biết kết quả này “nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì đà và giữ vững tinh thần, tầm nhìn của Hiệp ước Paris.”

Các đại biểu đã đồng ý triển khai một quy trình trong năm 2018, bắt đầu xem xét các kế hoạch hiện có nhằm hạn chế khí thải nhà kính như một phần trong nỗ lực lâu dài thúc đẩy tham vọng. Đây sẽ được gọi là “Đối thoại Talanoa”, một từ Fiji dành cho việc chia sẽ và truyền miệng các kinh nghiệm.

Và họ đã đạt được tiến bộ khi thảo luận một bộ quy tắc chi tiết cho hiệp ước Paris 2015, hướng đến kết thúc kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch trong thế kỷ này, tại cuộc họp ở Bonn, kéo dài qua đêm sau ngày kết thúc dự kiến vào thứ Sáu.

Bộ quy tắc, bao gồm những lĩnh vực như làm thế nào để báo cáo và giám sát khí thải nhà kính của mỗi quốc gia, dự kiến sẽ sẳn sàng vào tháng 12 năm sau.

Nhiều đại biểu cho rằng công việc cần được xúc tiến nhanh hơn.

“Hiện tại, chúng ta đang đi dạo mát, vì thế, tất cả các nước cần thật sự tăng tốc từ đây,” theo Jose Sarney Filho, bộ trưởng môi trường của Brazil.

Gebru Jember Endalew của Ethiopia, người đứng đầu nhóm những quốc gia kém phát triển nhất, cũng cho rằng “nhiều lĩnh vẫn trì trệ ở phía sau” bất chấp các bước tiến ở Bonn.

Tuy nhiên, những chính sách hiện tại đang trên đà khiến nhiện độ tăng thêm 3 độ (5.4F) đến năm 2100. Đối thoại Talanoa sẽ là một bước tiến đến những chính sách chặt chẽ hơn.

Cuộc họp tại Bonn bị phủ bóng bởi quyết định rút lui của ông Trump vào thánh Sáu và thay vào đó cổ xúy cho ngành than đá và dầu. Ông Trump nghi ngờ việc các khí thải do con người tạo ra là nguyên nhân chính khiến nhiệt độ gia tăng.

Không quốc gia nào đi theo Hoa Kỳ và thậm chí những quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch cũng đồng lòng.

“Mọi người tập hợp cùng nhau và cùng nói ‘chúng ta phải bảo vệ thế giới. Chúng ta phải bảo vệ Hiệp ước Paris.’ Các nước đang tiến lên phía trước,” theo Bộ trưởng khí hậu UEA, Thani Ahmed Al Zeyoudi.

Một nhà ngoại giao châu Âu cao cấp cho rằng quyết định của ông Trump đã “làm dịu” các cuộc thảo luận, đưa đến cảm giác thống nhất, tránh những đối đầu lớn nhằm nhấn mạnh sự chia rẽ chính về chính sách là giữa ông Trump và phần còn lại của thế giới.

Washington hiện vẫn có vị trí của mình trong các cuộc thảo luận vì Hiệp ước Paris quy định không quốc gia nào có thể chính thức rút lui trước tháng 11/2020.

Ngành nhiên liệu hóa thạch rất được chú ý đến trong các cuộc thảo luận. Sự kiện duy nhất của nội các Mỹ tại Bonn là xúc tiến sử dụng than đá, gây khó chịu cho nhiều quốc gia, muốn các cuộc thảo luận tập trung vào năng lượng tái tạo.

Thách thức với điều này, 20 quốc gia và hai bang của Mỹ đã tham gia một liên minh quốc tế loại bỏ than đá trong sản xuất điện trước năm 2030.

Các nhóm bảo vệ môi trường cho biết kết quả tại Bonn là một bước đi đúng hướng, nhưng nhiều vấn đề cần phải được giải quyết trong năm sau, trong đó có hỗ trợ tài chính dành cho những nước đang phát triển muốn giảm khí thải và dành cho việc thích ứng.

Khánh Lâm lược dịch
Theo CNBC

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

banner qc1