Thị trường Thứ hai, 16/04/2018, 09:59 GMT+7
Căng thẳng thương mại với Trung Quốc, Hoa Kỳ đang đẩy Hàn Quốc hướng đến Việt Nam

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đang hướng đến mở rộng thương mại với Đông Nam Á như một cách để những người khổng lồ như Samsung Electronics Co. đa dạng hóa cơ sở sản xuất và thị trường xuất khẩu. Seoul nhận thấy Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Donald Trump đang ngày càng trở thành một đối tác thương mại khó tính và không đáng tin cậy, trong khi căng thẳng với Trung Quốc về hệ thống phòng thủ tên lửa Thaad của Mỹ đã kéo dài hơn một năm.

a16 southkoreaCác công ty Hàn Quốc từ lâu đã xây dựng nhà máy ở Việt Nam, nhưng tranh cãi về Thaad càng khiến Việt Nam hấp dẫn hơn với tư cách là một cơ sở sản xuất và thị trường xuất khẩu, theo Kim Ill-san, một giám đốc tại chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh của Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc.

Một hệ quả là xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam tăng gần một nửa chỉ trong năm 2017, và hơn gấp đôi trong ba năm vừa qua. Theo hiệp hội thương mại này, Việt Nam hiện dự kiến sẽ trở thành thị trường xuất khẩu số hai của Hàn Quốc đến năm 2020.

“Hàn Quốc chủ yếu bàn hàng hóa trung gian và tư liệu sản xuất cho Việt Nam, nhưng khi kinh tế Việt Nam tăng trưởng, sẽ có nhiều không gian để bán các sản phẩm tiêu dùng,” ông Kim nói.

Danh mục gia tăng

Việt Nam dự kiến sẽ vượt qua Mỹ với tư cách là điểm đến của hàng xuất khẩu Hàn Quốc

a16 korea f001

Trong cuộc họp giải thích chuyến đi của ông đến Việt Nam, tổng thống Moon cho biết chủ nghĩa bảo hộ thương mại gia tăng và mâu thuẩn thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể khiến kinh tế Hàn Quốc bị tổn thương, và ông kêu gọi cả nước hãy sẳn sàng. Bộ Hàn Quốc cho biết các lãnh đạo tài chính từ Hàn Quốc và Việt Nam đồng ý sẽ họp hàng năm để mở rộng hợp tác kinh tế trong một tuyên bố riêng khác.

Những công ty như Samsung và Lotte Group đang dẫn đầu khi đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam, từng tập trung vào những ngành dùng nhiều lao động như dệt may, nay ngày càng tập trung vào sản xuất hàng điện tử, dịch vụ và bán lẻ.

Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam, với tổng đầu tư trực tiếp đạt đến mức cao kỷ lục 7.4 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm ngoái, theo Cơ Quan Xúc Tiến Thương Mại Đầu Tư Hàn Quốc. Đồng thời nước này cũng chiếm vị trí của Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam trong năm ngoái. Khoảng một phần ba các chuyến hàng của Hàn Quốc sang Việt Nam là các bán dẫn và màn hình dành cho các dây chuyền sản xuất hàng điện tử.

Với kinh tế tăng trưởng nhanh và dân số trẻ, Việt Nam cũng là một thị trường hấp dẫn đối với các nhà bán lẻ. Kinh tế Việt Nam phát triển với tốc độ 7.4% trong quý một so với cùng kỳ năm trước, và một phần ba dân số ở độ tuổi từ 15 đến 34.

Trong lĩnh vực bán lẻ, Lotte Group, bị tấn công ở Trung Quốc vì vai trò của mình trong việc triển khai Thaad, đang muốn bán các siêu thị lớn của mình tại đây, lên kế hoạch tăng số cửa hàng bán lẻ của mình ở Việt Nam lên hơn sáu lần đến năm 2020 – từ 13 lên 87 cửa hàng. E-mart Inc., nhà khai thác các cửa hàng giảm giá lớn nhất của Hàn Quốc, đang xây dựng cửa hàng thứ hai ở Việt Nam sau khi rút lui ở Trung Quốc vì doanh số thấp.

Nơi giảm chấn

Đầu tư của Hàn Quốc đang giúp thúc đẩy tăng trưởng và thịnh vượng ở Việt Nam. Samsung cho biết họ thuê 100,000 người tại nhà máy của mình ở Hà Nội trong khi số các công ty chi nhánh và nhà cung ứng của họ ước tính khoảng 300.

Phát biểu tại Hà Nội vào tháng trước, ông Moon mô tả quan hệ ngày càng phát triển với Việt Nam là một quan hệ hai bên cùng có lợi.

“Khoảng 5,500 công ty Hàn Quốc hiện đang hoạt động ở Việt Nam,” ông Moon nói. “Một triệu công nhân Việt Nam có được việc làm tốt và các công ty Hàn Quốc phát triển nhanh chóng nhờ vào những công nhân Việt Nam giỏi giang và cần cù.”

Những quan hệ này dường như sẽ sâu rộng hơn. Trong chuyến thăm của ông Moon đến Việt Nam, hai quốc gia và các công ty đã ký 18 bản ghi nhớ. Đây là một phần trong cái được ông Moon gọi là Chính sách phương Nam Mới, tăng cường quan hệ với thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, trong khi giảm phụ thuộc vào kinh tế và ngoại giao với Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Chắc chắn, sản xuất và giao thương mở rộng ở Việt Nam sẽ chỉ mang đến một khoản đệm khá hạn chế trước ông Trump và Bắc Kinh, đặc biệt nếu căng thẳng thương mại giữa hai nước xấu hơn. Nhiều sản phẩm các công ty Hàn Quốc sản xuất ở Việt Nam được bán đến Mỹ và Trung Quốc.

“Việt Nam và ASEAN không thể thay thế cho Hoa Kỳ và Trung Quốc, nhưng họ là những thị trường mới, bổ sung để sẳn sàng trước những cú shock ở hai nền kinh tế lớn,” theo Kwak Sungil, một giám đốc tại Học Viện Chính sách Kinh tế Quốc tế Hàn Quốc, một cơ quan nghiên cứu thuộc chính phủ.

Phong Lữ lược dịch
Theo Bloomberg

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1