Thị trường Thứ tư, 02/05/2018, 15:13 GMT+7
Các thị trường dầu chuẩn bị khi Trump xóa bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran

Thỏa thuận hạt nhân Iran có thể không còn, ít nhất nếu bạn tin vào thị trường dầu toàn cầu.

m2 trump oilGiá dầu tăng mạnh một phần vì ngày càng có nhiều dự đoán Tổng thống Mỹ Trump sẽ xóa bỏ thỏa thuận năm 2015 cho phép Iran xuất khẩu thêm dầu thô. Ông Trump sẽ phải quyết định trước ngày 12/5 liệu có tái áp dụng các lệnh cấm vận lên quốc gia thành viên OPEC này không.

Giá dầu thô Brent, giá dầu chuẩn thế giới, có lúc lên trên $75/thùng vào thứ Hai, 30/4 sau khi Israel đưa ra những cáo buộc hạt nhân mới chống Iran.

Áp dụng lại lệnh cấm vận lên Iran có thể khiến nguồn cung dầu mất đến một triệu thùng dầu mỗi ngày, một cú shock đối với các thị trường năng lượng đang ngày càng mong manh.

“Sẽ có gián đoạn nghiêm trọng,” theo Michael Wittner, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu dầu toàn cầu tại Societe Generale.

“Thị trường đang giả định các lệnh cấm vận sẽ trở lại Iran,” ông nói.

Vào thứ Hai, ông Trump cho biết bài phát biểu của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu về Iran giúp cho thấy ông “đúng 100%” về thỏa thuận hạt nhân Iran, được cựu tổng thống Barack Obama ký.

“Chúng ta sẽ xem điều gì sẽ xảy ra,” ông Trump nói về quyết định của mình trong thỏa thuận Iran. “Tôi sẽ không nói tôi sẽ làm gì, nhưng nhiều người nghĩ rằng họ biết.”

Thị trường dầu chắc chắn nghĩ rằng họ biết. Giá dầu thô Brent đã tăng 7% trong năm nay và giá dầu chuẩn Mỹ tăng 8% lên gần $69/thùng lần đầu tiên từ cuối năm 2014. Giá dầu thô tăng vì các quan ngại về số phận của thỏa thuận hạt nhân Iran cũng như cắt giảm cung cầu mạnh từ OPEC và Nga.

“Thỏa thuận hạt nhân Iran chẳng còn hy vọng nữa và quả ngư lôi Trump đang tiến nhanh đến,” theo Stephen Brennock, nhà phân tích về dầu tại hãng môi giới PVM Oil Associates.

Theo thỏa thuận, Iran đồng ý hạn chế các hoạt động hạt nhân của mình, bao gồm các lệnh cấm làm giàu uranium tại các cơ sở chính. Đổi lại, các lệnh cấm vận được dỡ bỏ vào đầu năm 2016, cho phép Iran nhanh chóng gia tăng sản xuất dầu thêm 1 triệu thùng/ngày. Iran đã tìm được khách hàng cho dầu thô của mình ở châu Âu, Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc.

Giờ “ngày càng có vẻ như” ông Trump sẽ không gia hạn thêm đối với các cấm vận Iran trước ngày 12/5, theo hãng nghiên cứu năng lượng FGE.

Một triệu thùng dầu đang bấp bênh

Nếu nối lại cấm vận, FGE ước tính sản lượng của Iran có thể bị giảm từ 250,000 đến 500,000 thùng mỗi ngày đến cuối năm 2018. Con số này sẽ tăng từ 500,000 đến một triệu thùng mỗi ngày trong năm 2019.

Tuy nhiên, các nhà phân tích năng lượng không chắc liệu toàn bộ tăng trưởng sản xuất dầu của Iran đều bị ảnh hưởng. Đó là vì Pháp và những nước khác đang thúc giục ông Trump không xóa bỏ thỏa thuận hạt nhân.

Dù Liên minh Châu Âu đã từng cấm vận 100% dầu thô nhập khẩu Iran khi các lệnh cấm vận được áp dụng trong năm 2012, ông Wittner không cho rằng EU sẽ nhất thiết đi theo Mỹ nếu ông Trump tái áp dụng các cấm vận.

Tương tự, Trung Quốc cũng rất cần dầu và có thể không muốn giúp ông Trump trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa nước này với Hoa Kỳ.

Những đồng minh khác của Mỹ, trong đó có Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc được dự kiến sẽ từ bỏ Iran.

Giá sẽ tăng mạnh?

Dù cấm vận Iran sẽ làm gián đoạn thị trường dầu, tác động giá có thể không quá lớn khi tính đến việc giá đã tăng nhiều như thế nào.

“Tôi không có rằng ta nên dự kiến một đợt tăng mạnh bởi thực tế điều này đã được thể hiện rất tốt,” theo Brian Kessens, một quản lý danh mục đầu tư tại hãng đầu tư năng lượng Tortoise Capital.

Theo ông Wittner, một nửa tác động từ việc thỏa thuận Iran sụp đổ đã được định giá. Ông dự kiến giá dầu thô có thể tăng thêm $5/thùng một khi tin này được xác định.

Đương nhiên, điều này có nghĩa giá dầu có thể giảm mạnh nếu ông Trump quyết định giữ nguyên thỏa thuận hạt nhân Iran.

Một điều có thể khiến ông Trump dừng bước: Đây là thời điểm bấp bênh để lại trừng phạt Iran.

Đầu tiên, nhu cầu dầu đang rất mạnh nhờ kinh tế thế giới khá tốt. Nhu cầu dầu toàn cầu đã tăng trong ba tháng đầu năm 2018 với tốc độ nhanh nhất trong gần 8 năm, theo Goldman Sachs.

Một vấn đề khác: OPEC và Nga đã hợp tác để đầy giá lên bằng cách giảm sản xuất.

Tháng trước, ông Trump đã tấn công OPEC vì giá cao hơn, dù các lời đe dọa của ông đối với thỏa thuận Iran cũng góp phần vào việc này.

Ông Trump cũng đe dọa sẽ cấm vận dầu đối với Venezuela. Điều này sẽ làm giảm thêm sản lượng dầu vốn đã bấp bên của quốc gia thành viên OPEC này.

Ai sẽ tiến lên?

Nếu không ai tiến lên lấp vào chổ trống Iran để lại, FGE cảnh báo khoảng cách giữa cung và cầu sẽ thu hẹp đến mức nhỏ nhất kể từ năm 2013, khi giá dầu trên $100/thùng.

Có khả năng Hoa Kỳ sẽ tiến lên bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, sản lượng của Mỹ đã ở các mức cao kỷ lục và cần thêm thời gian để đẩy mạnh hơn. Các đường ống dầu tại Permian Basin, mỏ dầu đá phiến ở Tây Texas, đang gần hết công suất.

Các nhà phân tích cho rằng Saudi Arabia là một trong những quốc gia lớn đủ linh hoạt để bù cho khoản mất từ Iran. Tuy nhiên, Saudi vẫn chưa tỏ dấu hiệu mong muốn làm gián đoạn chiến lược đã giúp tăng giá dầu và doanh thu từ dầu.

“Liệu Saudi Arabia có phản ứng hay không là một câu hỏi mở,” ông Wittner nói.

Khánh Lâm lược dịch
Theo CNN Money

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1