Thị trường Thứ sáu, 03/05/2019, 14:31 GMT+7
Qatar: Thắt chặt cấm vận Iran gây tổn hại cho các quốc gia tiêu thụ dầu

Qatar, nơi có căn cứ không quân lớn nhất của Hoa Kỳ tại Trung Đông, đã lên tiếng phản đối quyết định chặn tất cả nguồn dầu xuất khẩu Iran của Washington, cho rằng những cấm vận đơn phương là không khôn ngoan bởi chúng gây tổn hại cho những quốc gia phụ thuộc vào các nguồn cung ứng dầu.

m3 qatar

Hoa Kỳ đã yêu cầu các bên mua dầu Iran ngừng mua dầu trước ngày 1/5 hoặc sẽ phải đối mặt với các trừng phạt, kết thúc sáu tháng miễn trừ cho phép tám quốc gia mua dầu Iran lớn nhất, đa phần ở châu Á, nhập khẩu một lượng dầu hạn chế.

“Các cấm vận không nên kéo dài vì chúng gây tác động có hại lên những quốc gia tiêu thụ dầu Iran,” theo ngoại trưởng Qatar, ông Sheikh Mohammed bin Abdulrahman al-Thani.

“Tại Qatar, chúng tôi không tin các cấm vận đơn phương sẽ mang đến hiệu quả tích cực cho những cuộc khủng hoảng phải được giải quyết thông qua đối thoại và chỉ thông qua đối thoại mà thôi,” ông nói trong một cuộc họp báo sau cuộc họp Đối thoại Hợp tác châu Á ngày 1/5 tại thủ đô Doha của Qatar, có sự tham dự của người đồng cấp từ Iran.

Qatar, nước xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng hàng đầu thế giới, bất đồng với những quốc gia Vùng Vịnh khác, những nước ủng hộ mạnh mẽ cấm vận chặt chẽ hơn đối với Iran.

Saudia Arabia và các đồng minh cáo buộc Qatar ủng hộ chủ nghĩa khủng bố, điều Qatar phủ nhận, và cáo buộc nước này muốn lấy lòng Iran, đối thủ trong khu vực của họ. Các quốc gia Arab đã cắt đứt quan hệ thương mại và ngoại giao với Qatar trong năm 2017, cuộc tẩy chay theo Qatar nhằm làm suy yếu chủ quyền của nước này.

Nhà Trắng cho biết họ đang làm việc với Saudi Arabia và United Arab Emirates để đảm bảo các thị trường dầu có được “nguồn cung dồi dào.” Các thị trường dầu vốn đã thắt chặt trong năm nay vì những cắt giảm sản lượng do Tổ chức các nước xuất khẩu dầu (OPEC) dẫn đầu.

“Qatar, dù lượng xuất khẩu khí đốt lớn, bán khá ít dầu, đã rời OPEC vào tháng 12, một động thái được xem như cú đánh mạnh vào tổ chức do Saudi Arabia đứng đầu.

Các quan chức từ Saudi Arabia và Bahrain cũng tham gia vào hội thảo vào thứ Tư ở Qatar, lần đầu tiên kể từ khi cuộc tẩy chay bắt đầu. Ông Sheikh Mohammed cho rằng họ tham gia “khá hạn chế” và cho biết không có dấu hiệu tan băng trong các mối quan hệ.

Trong tháng 11, Bộ trưởng cho biết Doha sẽ tiếp tục làm việc với Iran, nước đã giúp Qatar đảm bảo các nguồn cung khi cuộc tẩy chay xảy ra, và họ sẳn sàng làm trung gian giữa Washington và Tehran.

Trường Sơn lược dịch
Theo Reuters

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1