“Đá phiến không phải là siêu nhân.” Những hỗn loạn địa chính đang thử nghiệm giới hạn của đợt bùng nổ dầu của Mỹ |
Vai trò mới là nước sản xuất dầu hàng đầu của Mỹ khiến tổng thống Donald Trump dễ dàng chèn ép Venezuela và Iran hơn với các cấm vận trừng phạt. Nhưng đừng để bị lừa. Hoa Kỳ không thể chỉ dựa vào nguồn dầu trong nước. Để ngăn giá dầu tăng mạnh, Washington vẫn cần các nước sản xuất OPEC lấp vào chỗ trống trong những thời kỳ căng thẳng. “Đá phiến không phải là siêu nhân,” theo Helima Croft, người đứng đầu bộ phận chiến lược hàng hóa toàn cầu tại RBC Capital. Đáng chú ý, thông báo của Nhà Trắng trong tháng trước về việc thắt chặt cấm vận với Iran của ông Trump nhấn mạnh đến một cam kết từ Saudi Arabia và United Arab Emirates. Hai quốc gia OPEC, theo Nhà Trắng, đã hứa sẽ “hành động kịp thời” để đáp ứng nhu cầu toàn cầu khi xuất khẩu Iran không còn. “Việc ông Trump phải kêu gọi đến Saudi Arabia cho thấy những hạn chế trong vai trò thống trị năng lượng của Mỹ,” theo Croft, một cựu chuyên gia phân tích CIA. Texas vượt qua Iraq Cuộc bùng nổ dầu đá phiến đang được kiểm nghiệm bởi những hỗn loạn địa chính. Trong tháng Một, nội các ông Trump tăng áp lực lên tổng thống Venezuela, ông Nicolas Madura, bằng cách áp cấm vận lên PDVSA, công ty dầu quốc gia của Venezuela. Venezuela từ lâu đã là quốc gia cung cấp dầu cho Hoa Kỳ. Nhưng không còn nữa. Lượng dầu Hoa Kỳ nhập khẩu từ Venezuela đã biến mất vì các cấm vận, các đợt mất điện diện rộng và nhiều năm không được đầu tư. Bất chấp giá dầu tăng, tháng trước, ông Trump kiên quyết muốn đưa xuất khẩu dầu thô Iran xuống zero. Để trấn an thị trường, các quan chức của ông Trump đề cập đến lượng dầu sản xuất Mỹ đang tăng mạnh. Sản xuất dầu Mỹ đã tăng hơn gấp đôi từ khoảng 5 triệu thùng/ngày vào đầu năm 2009 lên gần 12 triệu thùng/ngày trong hiện tại, theo Cục Thông tin Năng lượng Mỹ. “Chúng ta hiện ít phụ thuộc vào dầu nước ngoài hơn trước kia rất nhiều,” theo Jason Bordoff, một giáo sư tại Đại học Columbia, nguyên cố vấn năng lượng của Tổng thống Barack Obama. Sản lượng dầu Mỹ tăng mạnh Sản xuất hàng ngày đã tăng hơn gấp đôi trong thập kỷ qua
Lưu ý: Sản xuất dầu thô Mỹ, triệu thùng/ngày
Nguồn: EIA
Chỉ riêng Texas đã sản xuất nhiều dầu hơn Iraq, nước sản xuất đứng thứ hai của OPEC, trong sáu tháng liên tiếp, theo S&P Global Platts. Được tiếp sức từ Lòng chảo Permian ở Tây Texas, Tiểu bang Ngôi sao Cô đơn đã tăng gấp đôi sản lượng dầu trong sáu năm lên mức kỷ lục 4.9 triệu thùng trong tháng 12. “Tôi không thể hình dung Hoa Kỳ sẽ dùng cùng cách thức như thế đối với Iran và Venezuela nếu không có cuộc bùng nổ dầu đá phiến,” theo Meghan O'Sullivan, một cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống George W. Bush. Quốc gia xuất khẩu năng lượng hoàn toàn năm 2020 Xuất khẩu dầu thô Mỹ tăng mạnh từ khi Quốc hội dỡ bỏ lệnh cấm bán dầu ra nước ngoài trong 40 năm. Tuy nhiên đợt bùng nổ dầu đá phiến không phải chi về dầu. Công nghệ ép vĩa cũng mang đến cho nước Mỹ một nguồn khí đốt tự nhiên dồi dào. Ngày nay, đa phần lượng khí đốt rẻ tiền này được vận chuyển ra nước ngoài dưới hình thức khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Thực tế, Hoa Kỳ được dự kiến sẽ trở thành nước xuất khẩu năng lượng hoàn toàn vào năm sau, lần đầu tiên kể từ năm 1953. Và điều này có những hệ quả địa chính mạnh mẽ. Chẳng hạn, Liên Minh châu Âu, muốn giảm phụ thuộc vào nước Nga, đã đẩy mạnh nhập khẩu khí đốt tự nhiên từ Mỹ. Vẫn dựa vào Saudi Arabia Một thách thức đối với chiến lược thống lĩnh năng lượng của Mỷ là không phải tất cả dầu đều như nhau. Hệ thống lọc dầu có tuổi đời nhiều thập kỷ của Mỹ được thiết kế để sử dụng loại dầu thô nặng, chất lượng thấp. Đó là loại dầu thô có ở nước ngoài, ở những nơi như Saudi Arabia, Venezuela và Iran. Dầu thô Mỹ, mặt khác, lại nhẹ hơn nhiều. Nếu các nhà máy lọc dầu Mỹ không có đủ dầu thô nặng, họ có thể gặp khó khăn trong sản xuất lượng xăng, nhiên liệu máy bay và diesel cần thiết để vận hành nền kinh tế Mỹ. “Đôi vai của dầu đá phiến không thể gồng gánh nhiều cuộc khủng hoảng về quốc gia sản xuất,” theo ông Croft. Và đây vẫn là một thị trường toàn cầu “Nếu gián đoạn nguồn cung ở bất cứ nơi nào, giá dầu sẽ tăng ở mọi nơi, kể cả Mỹ,” theo ông Bordoff. O'Sullivan, một cựu quan chức duới thời Tổng thống Bush, hiện là giám đốc Dự án Vấn đề địa chính Năng lượng của Đại học Harvard, cho rằng cuộc bùng nổ dầu đá phiến không có nghĩa Hoa Kỳ không còn đầu tư vào sự ổn định của các quốc gia Trung Đông như Saudi Arabia, Iran và Iraq. “Thực tế, với vai trò là những nước sản xuất lớn, những quốc gia nào có tác động rất đáng kể đối với thị trường toàn cầu – và chúng ta bị buộc vào thị trường toàn cầu. “Chúng ta vẫn bị buộc vào những may rủi địa chính này.” Đặc biệt Saudi Arabia nhận thấy mình trong vai trò người cầm lái. Saudi Arabia vẫn là nước sản xuất dầu lớn duy nhất có năng lực dự trữ có thể nhanh chóng đưa thêm dầu vào thị trường trong những thời điểm căng thẳng. Các quan chức Mỹ muốn Saudi Arabia sử dụng sự linh hoạt này để giữ giá dầu không tăng hơn nữa. “Chúng ta vẫn phụ thuộc vào năng lực dự trữ này để bình ổn thị trường theo cách thức dầu đá phiến không thể thay thế được,” theo ông Bordoff. Phong Lữ lược dịch Theo CNN Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|