Dầu ở mức $100/thùng có ý nghĩa gì đối với kinh tế thế giới? |
Giá dầu tăng nhanh khiến kinh tế thế giới gặp thêm khó khăn sau khi Tổng thống Donald Trump kiên quyết đưa lượng dầu bán của Iran xuống zero. Giá dầu thô Brent đã tăng khoảng 40% trong năm nay và đang ở mức cao nhất trong sáu tháng. Dù giá cao hơn do nhu cầu mạnh thường phản ánh nền kinh tế thế giới khỏe mạnh, một cú shock vì nguồn cung hạn hẹp lại mang tính tiêu cực. Nhiều thứ sẽ phụ thuộc vào việc đợt tăng này sẽ duy trì như thế nào. Những quốc gia xuất khẩu sẽ tận hưởng doanh thu chính phủ và doanh nghiệp gia tăng, trong khi các quốc gia tiêu thụ sẽ phải trả giá, có khả năng gia tăng lạm phát và tổn thương đến nhu cầu. Cuối cùng, sẽ đến lúc giá dầu cao hơn có thể gây tổn hại cho tất cả mọi người. 1. Điều này có nghĩa gì đối với tăng trưởng toàn cầu? Tác động sẽ khác nhau. Giá dầu tăng sẽ ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu hộ gia đình và có thể đẩy nhanh lạm phát. Là nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, Trung Quốc dễ bị tổn thương và nhiều quốc gia châu Âu cũng phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu. Những ảnh hưởng theo mùa cũng sẽ có tác động. Khi mùa hè Bắc bán cầu đến, người tiêu dùng có thể chuyển đổi các nguồn năng lượng đồng thời giảm sử dụng năng lượng. Kinh tế thế giới phát triển chậm lại cũng sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu và hạn chế giá tăng. 2. Kinh tế thế giới có thể thích ứng với giá dầu ở mức $100 như thế nào? Để đạt được tăng trưởng bền vững, các nhà kinh tế cho rằng giá dầu cần giữ trên mức $100. Điều này cũng phụ thuộc đồng dollar mạnh hay yếu, bởi dầu thô được định giá bằng đồng tiền xanh. Phân tích của Oxford Economics nhận thấy dầu Brent ở mức $100 vào cuối năm 2019 nghĩa là GDP toàn cầu sẽ thấp hơn mức dự kiến hiện tại 0.6% đến cuối năm 2020, với lạm phát trung bình cao hơn 0.7 điểm phần trăm. “Chúng tôi nhận thấy rủi ro gia tăng khi giá dầu cao hơn đáng kể,” theo các nhà kinh tế Oxford John Payne và Gabriel Sterne. “Trong ngắn hạn, có khả năng ảnh hưởng từ nguồn cung có thể được bù trừ nhờ sản xuất cao hơn ở những nơi khác, nhưng thị trường đang thắt chặt và chỉ cần thêm một cú shock đối với nguồn cung nữa, dầu có thể đạt đến $100.” 3. Iran và ông Trump sẽ tác động đến thị trường như thế nào? Lo lắng trong giao dịch dầu toàn cầu xung quanh cuộc xung đột giữa ông Trump và Iran có thể tiếp tục gây ảnh hưởng lớn lên các thị trường tài chính, bởi lượng dầu bị ảnh hưởng lên đến 800,000 thùng/ngày. Sự không chắc chắn về lượng dầu sẳn có đã tác động đến các thị trường dầu. Và sự nhạy cảm chính trị từ những chuyển biến khiến các thị trường khác chuẩn bị cho tình huống biến động. Ông Trump đã hứa hỗ trợ, cùng với Saudi và UAE, những bên cần chuyển các đơn hàng từ Iran sang những nhà cung cấp khác. Nhưng Hoa Kỳ cũng tuyên bố cũng khá khó khăn để nguồn cung trong nước có thể bù cho khoản dầu bị khuyết đi bởi sản lượng dầu thô tương tự dầu thô Iran hàng ngày của Mỹ bằng khoảng một phần tư lượng dầu của Iran. 4. Ai là người được lợi từ giá dầu cao hơn? Những nền kinh tế mới nổi chiếm đa số trong danh sách các quốc gia sản xuất dầu, đó là lý do họ bị ảnh hưởng nhiều hơn các nước phát triển. Thu nhập gia tăng sẽ giúp điều chỉnh ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai, cho phép các chính phủ gia tăng chi tiêu thúc đẩy đầu tư. Theo phân tích của Nomura, những bên được lợi gồm Saudi Arabia, Nga, Na Uy, Nigeria và Ecuador. 5. Ai bị thiệt? Những nền kinh tế mới nổi với các khoản thâm hụt trong tài khoản vãng lai và tài khóa chịu nguy cơ dòng vốn chảy đi lớn và đồng tiền yếu hơn, dẫn đến lạm phát gia tăng. Điều này sẽ buộc các chính phủ và ngân hàng trung ương cân nhắc các khả năng: Nâng lãi suất thậm chí khi tăng trưởng chậm lại hoặc vượt qua và chịu rủi ro vốn chảy đi. Theo Nomura, những nước chịu thiệt gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Ấn Độ. 6. Điều này có nghĩa gì đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới? Dù các nhà sản xuất dầu Mỹ nỗ lực tận dụng bất kỳ khoản tăng doanh số nào từ những khách hàng chuyển từ Iran, nền kinh tế Mỹ không nhất thiết sẽ được lợi khi giá dầu lên đến $100/thùng. Điều này có thể ảnh hưởng đến người tiêu dùng Mỹ, vốn là xương sống cho tăng trưởng kinh tế vẫn đang ổn định của nước này. Giá xăng đã tăng 6.3% trong tháng lên $2.87/gallon, có thể ảnh hưởng lên doanh số bán lẻ, vốn tăng nhiều nhất vào tháng Ba từ năm 2017. Và nếu tình hình trở nên tồi tệ trong các thị trường dầu toàn cầu, có nguy cơ Hoa Kỳ sẽ bị chỉ trích vì các cấm vận, có thể dẫn đến bất bình thông qua đầu tư và những kênh khác, đe dọa đến ổn định kinh tế. 7. Điều này có dẫn đến lạm phát cao hơn trên toàn cầu không? Vì năng lượng chiếm vị trí quan trọng trong các chỉ số giá tiêu dùng, các nhà hoạch định chính sách hướng đến những chỉ số cơ bản loại bỏ các thành tố dễ biến động. Nếu khoản tăng giá lớn và kéo dài, những chi phí này sẽ chuyển sang vận chuyển và các tiện ích tiêu dùng. 8. Điều này có ý nghĩa gì đối với các ngân hàng trung ương? Dẫn đầu bởi Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ, các ngân hàng trung ương trên thế giới nghiêng về quan điểm ôn hòa khi lạm phát yếu cho phép các nhà hoạch định chính sách chuyển sự tập trung sang tăng trưởng chậm. Điều này khó có khả năng thay đổi nhanh chóng. Trong tháng này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu và cho rằng thế giới đang trong “thời điểm mong manh.” Khánh Lâm lược dịch
Theo Bloomberg
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|