Thị trường Thứ sáu, 26/04/2019, 09:29 GMT+7
Giá dầu giảm với kỳ vọng OPEC sẽ nâng sản lượng

Thứ Sáu, 26/4, giá dầu giảm với các kỳ vọng nhóm các quốc gia sản xuất dầu OPEC sẽ sớm nâng sản lượng để bù cho khoản giảm trong xuất khẩu dầu của Iran sau khi Hoa Kỳ thắt chặt các cấm vận chống Tehran.

ap26 oil

Giá dầu thô Brent kỳ hạn ở mức $74.09/thùng lúc 0029 GMT, giảm 26 cents (0.4%) so với lần đóng cuối.

Giá dầu thô Mỹ WTI kỳ hạn ở mức $64.82/thùng, giảm 39 cents (0.6%) so với phiên chốt trước.

Lần giảm này theo sau đợt dầu Brent tăng trên $75/thùng lần đầu tiên trong năm vào thứ Năm sau khi Đức, Ba Lan và Slovakia dừng dầu nhập khẩu của Nga qua một đường ống chính với lý do chất lượng kém. Động thái này khiến nhiều nơi ở châu Âu bị tách khỏi một tuyến đường cung dầu lớn.

Nhưng giá đã tăng trước khi có gián đoạn từ Nga, do các cắt giảm nguồn cung từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu (OPEC) và các cấm vận của Mỹ chống Venezuela và Iran. Giá dầu thô kỳ hạn cho đến nay đã tăng khoảng 40% trong năm nay.

Vào thứ Hai, 22/4, Washington cho biết họ sẽ dừng tất cả các miễn trừ cấm vận chống Iran, yêu cầu các nước ngừng nhập khẩu dầu từ Iran từ tháng Năm hoặc đối mặt với trừng phạt từ Washington.

Để bù cho khoản thiếu hụt từ Iran, Hoa Kỳ đang gây áp lực lên Saudi Arabia, quốc gia lãnh đạo trên thực tế của OPEC, ngừng hạn chế nguồn cung.

“Hoa Kỳ sẽ tiếp tục gây áp lực lên Saudi Arabia để nước này nâng sản lượng bù cho khoản thiếu hụt nguồn cung,” theo Alfonso Esparza, nhà phân tích thị trường cao cấp tại hãng môi giới OANDA.

Hãng tư vấn năng lượng FGE cho rằng “Hiện rất rõ ràng OPEC+ cần hành động và tăng sản xuất” để giữ cho các thị trường có đủ nguồn cung và ngăn giá dầu tăng mạnh.

Bất chấp các nỗ lực của Mỹ đưa dầu xuất khẩu Iran xuống zero, nhiều nhà phân tích dự kiến một số dầu cũng sẽ tuồn ra từ nước này.

“Tổng cộng khoảng 400,000 đến 500,000 thùng dầu thô và khí ngưng tụ sẽ tiếp tục được xuất khẩu mỗi ngày,” theo FGE, giảm so với khoảng 1 triệu thùng/ngày hiện tại.

Hầu hết lượng dầu này sẽ được đưa lậu ra khỏi Iran hoặc đến Trung Quốc bất chấp các cấm vận.

Trung Quốc, quốc gia mua dầu lớn nhất của Iran, trong tuần này đã chính thức than phiền với Hoa Kỳ về các cấm vận đơn phương chống Iran.

Trường Sơn lược dịch
Theo Reuters

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1