Thị trường Thứ ba, 23/04/2019, 10:02 GMT+7
Những sự kiện rủi ro hàng đầu thị trường dầu phải đối mặt

Khi nguồn dự trữ toàn cầu ít đi, các chuyên gia ngành dầu mỏ đều đồng ý thị trường dầu thô đang ngày càng nhạy cảm hơn trước một gián đoạn thình lình hay bất ngờ. Tuy nhiên, dường như các chuyên gia không đồng thuận lắm về việc đâu là rủi ro thật sự lớn nhất hiện tại.

ap23 oil risks1

Giá dầu tăng mạnh từ đầu năm, được hỗ trợ nhờ các cắt giảm nguồn cung do OPEC dẫn đầu, chiến sự leo thang ở Libya và các cấm vận của Mỹ đối với Iran và Venezuela.

Giá dầu thô Brent chuẩn quốc tế và giá dầu thô Mỹ WTI đã tăng lần lượt khoảng 30% và 40% từ đầu năm.

Lý do chính của việc giá tăng khá đơn giản: thị trường đang thắt chặt. Điều này có nghĩa tình trạng thừa cung toàn cầu đang thu hẹp, đưa cung cầu trở lại cân bằng và đẩy thị trường vào nguy cơ rơi vào tình trạng thiếu hụt.

Các nhà phân tích năng lượng có xu hướng đồng thuận rằng những chỉ số rủi ro gia tăng trong thị trường là nguyên nhân gây lo ngại. Dưới đây là những gì các nhà phân tích và các bên giao dịch xem là sự kiện có khả gây gián đoạn nhiều nhất

Bất ổn ở Libya

“Đối với tôi, rủi ro lớn hiện tại đối với thị trường dầu là bất ổn ở Libya,” theo Stephen Brennock, nhà phân tích dầu tại PVM Oil Associates.

“Sản xuất dầu ở Libya vẫn chưa bị gián đoạn, tuy nhiên tôi e đó chỉ là vấn đề thời gian. Tướng Haftar và các lực lượng miền đông Libya của ông quyết tâm chiếm giữ Tripoli và cùng với điều này là nguy cơ gián đoạn nguồn cung không thể tránh khỏi,” ông Brennock nói.

Lãnh đạo quân sự miền đông Libya, tướng Khalifa Haftar, cách đây hai tuần đã ra lệnh tấn công Tripoli, nơi do chính phủ được quốc tế công nhận nắm giữ, gây nên hỗn loạn đã bao trùm quốc gia OPEC này từ năm 2011.

Cuộc xung đột tiếp diễn gia tăng các lo ngại chiến tranh sẽ nổ ra giữa các phe phái chính trị tại Libya.

Các cấm vận Iran

“Thị trường rất tích cực, khá chặt và chúng tôi cho rằng giá dầu sẽ trong khoảng $70 đến hết quý hai và vào quý ba tùy vào việc gì sẽ xảy ra. Và từ giờ đến đó có rất nhiều biến số,” theo Edward Morse, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa toàn cầu tại Citi Group.

Một biến số là liệu nội các ông Trump có kéo dài các miễn trừ dành cho tám quốc gia nhập khẩu dầu Iran hay không và ông này có hạn chót đến ngày 2/5 để quyết định. Ông Morse tin rằng điểm tập trung vào Hoa Kỳ sẽ là các cấm vận và Venezuela và điều này có khả năng sẽ dẫn đến những hành động “nhẹ nhàng hơn” đối với những nước nhập khẩu dầu Iran.

Giá dầu Brent giao dịch vào khoảng $71.75 vào trưa thứ Năm, tăng khoảng 0.2%, trong khi dầu WTI ở mức $63.94, tăng khoảng 0.3%.

“Tôi lo ngại nhiều nhất về vai trò các cấm vận của Mỹ đối với Iran… Đây là vấn đề quan trọng nhất về phía nguồn cung, và chắc chắn, và vấn đề cực kỳ phức tạp,” theo Cailin Birch, nhà kinh tế toàn cầu tại The Economist Intelligence Unit (EIU).

“Bản chất không thể đoán trước được” trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ nghĩa là có “nguy cơ rất lớn” nội các Trump sẽ dỡ bỏ miễn trừ đối với Iran vào tháng Năm, ông Birch nói. Vào ngày 2/5, Tổng thống Donald Trump phải quyết định có kéo dài các miễn trừ cho phép nhiều nước nhập khẩu dầu Iran vốn đang chịu các cấm vận kinh tế từ Mỹ.

Dù chính quyền Trump có chính sách gây “áp lực rất lớn” đối với Iran, tổng thống cho biết ông cấp các miễn trừ cho tám quốc gia vào tháng 11 nhằm ngăn giá dầu tăng mạnh. Các miễn trừ cũng được xem là cách để quản lý các mối quan hệ với những quốc gia bên ngoài, đa phần là những nước phản đối chính sách Iran của ông Trump.

Chắc chắn, các nhà phân tích nghi ngờ ông Trump sẽ từ chối gia hạn các miễn trừ, dù các quan chức nội các liên tục đề cập đến mục tiêu đưa xuất khẩu Iran xuống zero của họ

Sự kiện bất ngờ          

“Có rất nhiều dự đoán Washington sẽ thắt chặt các cấm vận lên Iran, phù hợp với mục tiêu cuối cùng đưa lượng dầu nhập khẩu của nước này xuống zero của họ. Không cần phải nói, thị trường dầu hiện đang trãi qua một đợt thâm thủng nguồn cung và bất kỳ khoản giảm nào từ Libya và Iran sẽ khiến thị trường bị siết chặt quá mức và giá dầu sẽ tăng vọt,” theo ông Brennock.

“Điều này có thể là một sự kiện ‘thiên nga đen” bởi nói sẽ buộc liên minh OPEC+ mở lại các khóa dầu,” ông nói thêm.

OPEC+ là liên minh năng lượng giữa OPEC và các thành viên không thuộc OPEC, đang cố gắng giảm 1.2 triệu thùng dầu đưa ra thị trường mỗi ngày đến hết tháng Sáu, sau khi giá dầu giảm mạnh vào cuối năm 2018.

“Khi nghĩ về những gì chúng ta học được từ năm ngoái – đó chính là OPEC cho thấy năng lực tăng sản xuất rất cao, giảm sản xuất đáng kể, rất linh hoạt,” theo Jeff Currie, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường tại Goldman Sachs.

“Chúng ta biết được gì về Trung Quốc? Họ có thể kích thích nền kinh tế, và có thể khử đòn bẩy. Chúng ta đã thấy một đợt kích thức lớn vào tháng Một, nhưng khử đòn bẩy vào năm ngoái. Chúng ta thấy gì từ Hoa Kỳ? Họ trở nên hiếu chiến và lại trở nên ôn hòa.”

“Điều cần làm để bắt đầu là loại bỏ rủi ro ở cả chiều đi lên cũng như đi xuống,” ông Curie nói tiếp. “Vì thế, câu hỏi là: Rủi ro trong hệ thống đi về đâu? Nếu đó chính là việc các nhà hoạch định chính sách cứ xoay vòng, đó là khi rủi ro cần bắt đầu hiện ra, rủi ro sẽ đi vào các bản cân đối quốc gia. Vì thế, theo tôi, một sự kiện ‘thiên nga đen’ có nhiều khả năng sẽ xuất phát từ một trong các nhà cầm quyền.”

Khánh Lâm lược dịch
Theo CNBC

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1