Thị trường Thứ ba, 07/06/2022, 12:31 GMT+7
Citi nâng dự báo giá dầu do thỏa thuận Iran "bị trì hoãn nặng nề"

Citi Research hôm thứ Hai, 6/6, đã nâng dự báo giá dầu hàng quý cho năm nay và triển vọng trung bình cả năm cho năm 2023, do nguồn cung bổ sung từ Iran có vẻ bị trì hoãn nhiều, khiến cân bằng thị trường thắt chặt hơn.

jn7 citi

Citi cho biết, việc trì hoãn dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Iran là yếu tố chính thắt chặt cán cân.

Ngân hàng này hiện tính toán việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Iran bắt đầu từ quý một năm tới, ban đầu sẽ thêm 0.5 triệu thùng/ngày, sau đó là 1.3 triệu thùng/ngày trong nửa cuối năm. Trước đó, họ dự kiến việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Iran sẽ bổ sung thêm nguồn cung vào giữa năm 2022.

Iran và Hoa Kỳ đã tham gia vào các cuộc đàm phán gián tiếp tại Vienna trong năm qua để khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Tehran và các cường quốc trên thế giới.

Vì cân bằng thị trường thắt chặt hơn, Citi đã nâng dự báo giá dầu Brent trong quý 2/2022 thêm $14 USD lên $113/thùng, và giá quý ba và tư tăng $12, lần lượt lên $99 và $85. Ngân hàng ước tính giá dầu Brent đạt trung bình $75/thùng trong năm 2023, điều chỉnh cao hơn $16.

Citi cho biết: “Chúng tôi tiếp tục nhận thấy xu hướng giảm giá sau một thời gian ngắn hạn tăng đột biến do cân bằng cung cầu ngày càng nới lỏng.”

Dù sản xuất và xuất khẩu dầu Nga tiếp tục suy giảm, Citi cho biết kỳ vọng sản lượng của Nga giảm từ 2 triệu đến 3 triệu thùng/ngày đã bị phóng đại.

Ngân hàng cho biết dòng chảy sang châu Á được điều chỉnh lại có thể có nghĩa sản xuất và xuất khẩu của Nga cuối cùng sẽ không giảm quá nhiều mà sẽ giảm nhiều hơn trong khoảng từ 1 triệu đến 1.5 triệu thùng/ngày.

"Trong số 1.9 triệu thùng/ngày dầu thô xuất khẩu qua đường biển của châu Âu, khoảng 900,000 thùng/ngày có thể chuyển hướng sang các thị trường khác như Trung Quốc/Ấn Độ hoặc có thể ở lại một số thị trường châu Âu với khả năng tiếp cận hạn chế đối với dầu không phải của Nga."

Citi nhận thấy tăng trưởng nhu cầu dầu yếu hơn ở mức 2.3 triệu thùng/ngày trong năm 2022 do những khó khăn kinh tế, các phong tỏa ở Trung Quốc và giá cao.

Phong Lữ lược dịch
Theo Reuters

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1