Thị trường Thứ sáu, 10/06/2022, 09:50 GMT+7
Giá dầu giảm trước các lo lắng về nhu cầu do những đợt phong tỏa một phần mới của Thượng Hải

Giá dầu giảm hôm thứ Sáu, 10/6, nhưng vẫn dao động gần các mức cao nhất trong ba tháng, do lo ngại về các biện pháp phong tỏa COVID-19 mới ở Thượng Hải lấn át nhu cầu nhiên liệu ở Hoa Kỳ, quốc gia tiêu thụ hàng đầu thế giới.

jn10 oil1

Giá dầu Brent giao tháng Tám giảm $1.01 (0.8%) xuống$122.06/thùng lúc 0141 GMT sau khi giảm 0.4% vào ngày hôm trước. Dầu thô WTI của Mỹ giao tháng Bảy giảm 98 cent (0.8%) xuống $120.53/thùng, sau khi giảm 0.5% vào thứ Năm.

Tuy nhiên, với việc giá tăng trong hai tháng qua, dầu Brent đang trên đà tăng tuần thứ tư liên tiếp và WTI sẽ có lần tăng thứ bảy hàng tuần liên tiếp. Cả hai giá chuẩn vào thứ Tư đều đánh dấu mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 8/3, khi cả hại đạt mức cao nhất kể từ năm 2008.

“Các biện pháp hạn chế đại dịch mới của Thượng Hải làm tăng lo ngại về nhu cầu ở Trung Quốc,” theo Kazuhiko Saito, trưởng phân tích của Fujitomi Securities Co Ltd.

“Nhưng các khoản giảm bị giới hạn bởi dự kiến nguồn cung toàn cầu thắt chặt sẽ tiếp tục với nhu cầu nhiên liệu tăng cao của Mỹ và sản lượng dầu thô tăng chậm của OPEC+.”

Thượng Hải và Bắc Kinh đã trở lại với các cảnh báo COVID-19 mới vào thứ Năm sau khi nhiều nơi tại trung tâm kinh tế lớn nhất Trung Quốc áp đặt các hạn chế phong tỏa mới và thành phố thông báo một xét nghiệm hàng loạt đối với hàng triệu cư dân.

Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc tăng gần 12% trong tháng Năm từ mức thấp một năm trước đó, dù các nhà máy lọc dầu vẫn đang chiến đấu với lượng tồn kho cao khi các đợt phong tỏa COVID-19 và nền kinh tế tăng trưởng chậm gây áp lực lên nhu cầu nhiên liệu vào tháng trước.

Trong khi đó, nhu cầu xăng đạt đỉnh điểm vào mùa hè tại Hoa Kỳ tiếp tục thúc đẩy giá dầu thô. Hoa Kỳ và các quốc gia khác đã tiến hành một loạt các hoạt động giải phóng dầu dự trữ chiến lược, nhưng những điều này có tác dụng khá hạn chế, với sản lượng dầu thô toàn cầu tăng rất chậm.

Tuần trước, OPEC+ - một nhóm gồm OPEC và các nhà sản xuất trong đó có Nga - đã đồng ý đẩy nhanh việc tăng sản lượng để kiềm chế giá nhiên liệu đang phi mã và làm chậm lạm phát. Nhưng động thái này sẽ khiến OPEC+ còn rất ít công suất dự phòng và gần như không dư địa để bù đắp cho một đợt thiếu hụt nguồn cung lớn.

Trường Sơn lược dịch
Theo Reuters

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1