Thị trường Thứ sáu, 26/11/2021, 14:36 GMT+7
Giá dầu lao dốc do lo ngại thừa cung trong Q1 và biến thể COVID-19 mới

Giá dầu giảm hơn 2% vào thứ Sáu, 26/11, do lo ngại thặng dư nguồn cung toàn cầu có thể tăng trong quý một sau nỗ lực phối hợp giải phóng dự trữ dầu thô giữa các quốc gia tiêu dùng lớn do Hoa Kỳ dẫn đầu và một biến thể COVID-19 mới khiến các nhà đầu tư lo lắng.

n26 oil1

Dầu thô Brent giao sau tiếp tục đà giảm trong phiên thứ ba, giảm $1.69 (2.1%) xuống $80.53/thùng vào lúc 0327 GMT. Dầu thô WTI của Mỹ giảm $2.04 (2.6%) xuống $76.35 thùng. Dầu WTI không chốt vào thứ Năm vì Lễ Tạ ơn.

Giá dầu có thể đã giảm song song với thị trường tài chính rộng hơn do lo ngại biến thể mới sẽ tác động đến nhu cầu do các hạn chế đi lại trở lại, dù hoạt động thị trường giảm do kỳ nghỉ lễ của Mỹ, theo nhà phân tích Kelvin Wong của CMC Markets.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Ba đã công bố kế hoạch giải phóng hàng triệu thùng dầu từ nguồn dự trữ chiến lược, phối hợp của các quốc gia tiêu thụ lớn khác, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản, để cố gắng hạ nhiệt giá.

Theo kết quả nghiên cứu của một nhóm chuyên gia tư vấn cho các bộ trưởng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu (OPEC), giải phóng nguồn dầu dự trữ như vậy có thể sẽ làm tăng nguồn cung trong những tháng tới.

Ủy ban Kinh tế (ECB) dự kiến thặng dư 400,000 thùng/ngày (bpd) trong tháng 12, tăng lên 2.3 triệu thùng/ngày trong tháng Một và 3.7 triệu thùng/ngày trong tháng Hai nếu các quốc gia tiêu dùng tiếp tục giải phóng nguồn dầu dự trữ, nguồn tin của OPEC cho biết.

Dự báo về lượng dầu thặng dư tăng làm u ám triển vọng cuộc họp giữa OPEC và các đồng minh, OPEC+, vào ngày 2/12 để quyết định sản lượng ngay tức thì. Nhóm này sẽ quyết định có tiếp tục nâng sản lượng lên thêm 400,000 thùng/ngày trong tháng Giêng hay không.

Tuy nhiên, giá các hợp đồng chuẩn sẽ có khoản tăng hàng tuần đầu tiên trong gần một tháng do khối lượng tổng thể của đợt giải phóng dự trữ dầu thô - ước tính khoảng 70 triệu đến 80 triệu thùng - nhỏ hơn dự kiến của các bên tham gia thị trường.

 “Do khối lượng nhỏ, tôi nghĩ điều này nhằm xoa dịu tình trạng thắt chặt nguồn cung, hơn là tác động lớn đến thị trường dầu mỏ,” theo Tsutomu Sugimori, chủ tịch Hiệp hội Dầu mỏ Nhật Bản (PAJ).

Thứ Hai tới, các cường quốc thế giới và Iran sẽ nối lại các đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 có thể dẫn đến việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với xuất khẩu dầu của Iran.

Tuy nhiên, việc Iran và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế thậm chí không đạt được một thỏa thuận khiêm tốn về giám sát các cơ sở hạt nhân của Tehran trong tuần này là dấu hiệu không tốt cho các cuộc đàm phán vào tuần tới, theo nhà phân tích Henry Rome của Eurasia.

Ông nói: “Iran không làm như vậy và thay vào đó có quan điểm cứng rắn với IAEA, là một dấu hiệu tiêu cực khác đối với việc họ quan tâm đến vấn đề khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015.”

Trường Sơn lược dịch
Theo Reuters

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1