Các nhà kinh tế hạ dự báo tăng trưởng của Malaysia sau đợt phong tỏa vì Covid mới và tình trạng khẩn cấp |
Nhiều nhà kinh tế đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2021 đối với Malaysia sau khi nước này công bố các biện pháp chặt chẽ hơn nhằm ngăn chặn các ca nhiễm COvid-19 gia tăng gần đây. Chính phủ Malaysia đã áp lệnh cấm đi lại giữa các bang trên toàn quốc và phong tỏa sáu bang và vùng lãnh thổ trong hai tuần kể từ thứ Tư, 13/1. Quốc vương của đất nước cũng đã ban bố tình trạng khẩn cấp sẽ kéo dài đến ngày 1/8 hoặc sớm hơn nếu các ca nhiễm Covid được hạ thấp Dưới đây là một số nhà kinh tế đã hạ dự báo dành cho Malaysia: • Capital Economics, một hãng tư vấn, cho biết quốc gia Đông Nam Á sẽ tăng trưởng 7% trong năm nay - giảm so với dự báo 10% trước đó; • Ngân hàng Singapore UOB hạ dự báo từ 6% xuống 5%; • Ngân hàng Nhật Bản Mizuho giảm dự báo từ 6.7% xuống 5.9%; • Fitch Solutions điều chỉnh giảm dự báo từ 11.5% xuống 10%. Malaysia là một trong những nền kinh tế hoạt động kém nhất ở châu Á trong năm 2020. Quỹ Tiền tệ Quốc tế vào tháng Mười cho biết kinh tế Malaysia sẽ giảm 6% vào năm 2020, đảo ngược mức tăng trưởng 4.3% trong năm trước. Alex Holmes, nhà kinh tế châu Á tại Capital Economics, trong một báo cáo hôm thứ Ba cho rằng đợt phong tỏa mới nhất của Malaysia “có khả năng ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế.” Sáu bang và vùng lãnh thổ bị phong tỏa – trong đó có thủ đô Kuala Lumper và bang giàu nhất Malaysia, Selangor - chiếm 57% dân số và 65% tổng sản phẩm quốc nội. Lệnh phong tỏa - được người dân địa phương gọi là lệnh kiểm soát đi lại (MCO) - bao gồm việc cấm tất cả các cuộc tụ tập xã hội và ăn tối bên ngoài, đóng cửa trường học và chỉ cho phép các cơ sở kinh doanh “thiết yếu” mở cửa. Hầu hết phần còn lại của đất nước được đặt dưới những biện pháp ít nghiêm ngặt hơn, với hầu hết các doanh nghiệp được phép hoạt động nhưng các hoạt động liên quan đến tụ tập đông người đều bị cấm. Các nhà kinh tế từ UOB cho biết việc hạ cấp dự báo tăng trưởng của họ giả định rằng các hạn chế được gia hạn thêm bốn tuần nữa cho đến cuối tháng Hai. Nhưng ảnh hưởng kinh tế tổng thể từ các biện pháp mới nhất có thể "ít nghiêm trọng hơn" so với năm ngoái khi cả nước bị đóng cửa ‘Trong cái rủi có cái may’ Tình trạng khẩn cấp được ban bố vào thứ Ba đã làm rung chuyển chứng khoán và tiền tệ của nước này. Nhưng động thái này sẽ loại bỏ sự bất ổn chính trị mà Malaysia đã phải chịu đựng trong năm qua - và đây có thể là ‘Trong cái rủi có cái may’đối với đồng ringgit, theo Lavanya Venkateswaran, nhà kinh tế thị trường tại Mizuho. Đồng ringgit đã giảm 0.5% so với dollar Mỹ trong một phản ứng tự phát trước thông báo tình trạng khẩn cấp vào thứ Ba, nhưng kể từ đó đã mạnh lên so với đồng bạc xanh và nhiều hơn là bù lại những khoản lỗ đó. Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin cho biết sẽ không có lệnh giới nghiêm trong tình trạng khẩn cấp, và chính phủ cùng hệ thống tư pháp sẽ tiếp tục hoạt động. Nhưng quốc hội sẽ bị đình chỉ và không thể tổ chức bầu cử. Ông Muhyiddin lên nắm quyền vào tháng Ba năm ngoái và đang phải đối mặt với những lời kêu gọi từ chức ngày càng tăng từ trong liên minh cầm quyền và nhường chỗ cho một cuộc bầu cử sớm. Tuyên bố tình trạng khẩn cấp "loại bỏ sự không chắc chắn không cần thiết về mặt chính trị có thể ảnh hưởng đến phản ứng chính sách đối với việc COVID bùng phát trở lại. Thay vào đó, một nền tảng chính sách ổn định để giải quyết dứt khoát đại dịch một cách khẩn cấp là điều tích cực để đưa nền kinh tế đi đúng hướng,” bà Venkateswaran nói. Phong Lữ lược dịch
Theo CNBC
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|