Thị trường Thứ hai, 11/01/2021, 14:11 GMT+7
World Bank: Đại dịch Covid có thể mang lại 'một thập kỷ mất mát' cho tăng trưởng kinh tế

Nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ trải qua “một thập kỷ mất mát” với tốc độ tăng trưởng chậm lại sau khi đại dịch Covid-19 dẫn đến cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ Thế chiến Thứ Hai, theo Ngân hàng Thế giới.

jn11 wb

"Nếu đi theo lịch sử, trừ khi có những cải cách đáng kể và hiệu quả, nền kinh tế toàn cầu đang tiến tới một thập kỷ với những kết quả tăng trưởng đáng thất vọng," tổ chức có trụ sở tại Washington D.C. cho biết trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu sáu tháng.

Theo World Bank, triển vọng kinh tế đã suy yếu trước đại dịch do dân số già và tăng trưởng năng suất thấp. Và Covid bùng phát toàn cầu có thể sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng suy giảm đó.

Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng tiềm năng toàn cầu - giả định nền kinh tế hoạt động hết công suất và năng lực - sẽ chậm lại còn 1.9% mỗi năm từ năm 2020 đến năm 2029. Trước đại dịch, tăng trưởng tiềm năng dự kiến là 2.1% mỗi năm trong mười năm.

World Bank giải thích đại dịch sẽ kìm hãm tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong dài hạn như thế nào:

• Tình trạng không chắc chắn và kỳ vọng tăng trưởng yếu có thể khiến các công ty không đầu tư mới;

• Thất nghiệp kéo dài và trường học đóng cửa trên toàn thế giới sẽ dẫn đến tình trạng mất kiến thức và kỹ năng trên thị trường lao động.

Sự suy giảm kinh tế toàn cầu trong thời gian dài như thế sẽ xảy ra ngay cả khi kinh tế phục hồi trong năm 2021. Ngân hàng Thế giới ước tính sau khi giảm 4.3% trong năm 2020, kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng 4% trong năm nay.

Đại dịch Covid làm chậm tăng trưởng tiềm năng toàn cầu

Các ước tính giả định nền kinh tế hoạt động hết công suất và năng lực

jn11 covid f

Nhưng không phải tất cả đều đã mất. Theo Ngân hàng Thế giới có những biện pháp các nhà hoạch định chính sách có thể thực hiện để giảm thiểu hoặc đảo ngược thiệt hại kinh tế vì đại dịch.

Các biện pháp khả thi gồm chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, hỗ trợ thúc đẩy việc làm cho nữ giới và đa dạng hóa nền kinh tế để không phụ thuộc quá nhiều vào một số lĩnh vực.

Những cải cách các quốc gia thực hiện nên tùy thuộc vào tài chính, các ưu tiên và cơ cấu kinh tế chính phủ tương ứng.

“Các cải cách nhằm tăng cường đầu tư vào vật chất và con người cũng như nâng cao nguồn cung lao động có thể đảo ngược thiệt hại của đại dịch đối với tăng trưởng tiềm năng trong những năm 2020.”

"Các nhà đầu tư thường ghi nhận những nỗ lực cải cách trong quá khứ với việc nâng cấp kỳ vọng tăng trưởng dài hạn."

Khánh Lâm lược dịch

Theo CNBC 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1