Tài chính Thứ ba, 14/11/2017, 10:45 GMT+7
Trung Quốc mở cửa ngành tài chính ra thế giới

Wall Street có thể sớm thấy kinh doanh ở Trung Quốc dễ dàng hơn

n14 chinafinance

Bắc Kinh cho biết họ sẽ cho phép các công ty nước ngoài sở hữu ngân hàng và công ty đầu tư Trung Quốc trong một dấu hiệu mới nhất cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang dần mở cửa ngành tài chính rộng lớn của mình.

Phó bộ trưởng tài chính Trung Quốc, ông Zhu Guangyao, tiết lộ những thay đổi này trong một cuộc họp báo ngày 10/11. Một hạn chế đối với đầu tư nước ngoài vào ngân hàng Trung Quốc sẽ được dỡ bỏ. Và các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được phép sở hữu 51% trong các công ty chứng khoán, các tổ chức quản lý đầu tư và nhà cung cấp bảo hiểm nhân thọ.

Theo ông Zhu, những quy định mới sẽ “sớm” được đưa vào áp dụng. Ông không cho biết thêm chi tiết về khung thời gian.

Các ngân hàng Big Western đa phần không có mặt ở Trung Quốc – chỉ có HSBC hiện diện với 19% cổ phần tại Bank of Communications – nhưng họ rất háo hức muốn tận dụng sự giàu có ngày càng tăng của Trung Quốc.

Các quy định hạn chế quyền sở hữu trong ngành của Trung Quốc đã là vấn đề gây tranh chấp đối với các công ty Mỹ trong thời gian qua. Vì các ngân hàng nước ngoài chỉ được phép giữ cổ phần thiểu số, ảnh hưởng của họ bị hạn chế trong những quyết định lớn.

Đó là lý do vì sau JP Morgan đã bán cổ phần thiểu số của họ trong một liên doanh đầu tư ngân hàng tại Trung Quốc vào năm ngoái.

Tuy nhiên CEO Jamie Dimon cho biết ông sẽ trở lại Trung Quốc lần thứ hai nếu ngân hàng có thể kiểm soát được việc kinh doanh của mình tại đây, một người phát ngôn của ngân hàng lớn nhất nước Mỹ cũng hoan nghênh sự thay đổi quy định này.

JP Morgan sẽ “đánh giá các khả năng quan trọng để tăng cường vị thế ở Trung Quốc.”

Một ngân hàng châu Âu hàng đầu cũng tỏ ý đồng thuận.

“Quyết định của chính quyền Trung Quốc cho phép các công ty nước ngoài nắm giữ 51% cổ phần liên doanh đại diện cho một bước đi lớn trong việc mở cửa lĩnh vực tài chính của Trung Quốc thêm nữa,” theo Eugene Qian, chủ tịch Ban chiến lược Trung Quốc của UBS.

Tin tức này được đưa ra sau chuyến thăm Trung Quốc của tổng thống Donal Trump. Ông Trump thường xuyên đề cập đến khoảng thặng dư thương mại khổng lồ của Trung Quốc với Hoa Kỳ, vốn ở mức gần 350 tỷ USD trong năm ngoái.

Khiến các công ty Mỹ bán các dịch vụ tài chính dễ dàng hơn ở Trung Quốc có thể giúp đạt được cân bằng thương mại tốt hơn.

Các chuyên gia cho rằng các thay đổi đã diễn ra được một thời gian.

Thị trường 33 ngàn tỷ USD

“Những cải cách này đã nằm trong ý định của ông Tập Cận Bình,” theo Aidan Yao, một chuyên gia kinh tế tại AXA Investment Managers.

Tuy vậy, những cải cách này có thể chứng tỏ sự thu hút của mình đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Trung Quốc có mảng tài chính lớn thứ hai thế giới, với các tài sản trị giá 33 tỷ USD.

“Quy mô và tiềm năng tăng trưởng của Trung Quốc là những điểm thu hút không thể cưỡng lại được,” ông Yao nói thêm.

Trung Quốc có nhiều lý do để khiến các công ty tài chính nước ngoài kinh doanh dễ dàng hơn.

Nhiều ngân hàng lớn và các công ty dịch vụ tài chính ở Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước và cho các công ty nhà nước hoạt động không hiệu quả vay khá nhiều tiền.

Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, ông Zhou Xiaochuan, gần đây cho rằng thiếu cạnh tranh từ bên ngoài có thể dẫn đến tình trạng “lười biếng” trong ngành tài chính.

Ông Zhou kêu gọi thị trường đóng vai trò lớn hơn trong việc ngân hàng sẽ cho ai vay. Phân bổ vốn không hiệu quả đã khiến Trung Quốc phải chịu những mức nợ doanh nghiệp khổng lồ gần bằng quy mô nền kinh tế của mình.

Điều này dẫn đến số lượng những công ty “zombies” gia tăng, những doanh nghiệp không sinh lợi vẫn ngắc ngoải chỉ nhờ vào nguồn tín dụng nhỏ giọt.

Mở cửa mảng tài chính để có thêm cạnh tranh và chuyên môn từ nước ngoài có thể buộc các ngân hàng Trung Quốc trở nên hiệu quả hơn trong việc cho vay tiền ở đâu và như thế nào, theo Larry Hu, trưởng kinh tế Trung Quốc tại Macquarie.

Tuy nhiên, một số chuyên gia Trung Quốc cảnh báo không nên quá kích động với những thay đổi dự kiến này.

“Vấn đề nằm ở chi tiết,” theo James McGregor, cựu CEO của Dow Jones tại Trung Quốc và hiện là chủ tịch tại công ty quan hệ công chúng Trung Quốc APCO Worldwide. Trung Quốc vẫn có thể nhào nặn các quy định để công ty trong nước có được lợi thế cạnh tranh so với các công ty nước ngoài.

Chủ tịch Phòng Thương mại Mỵ tại Trung Quốc cũng thận trọng. Các hạn chế đầu tư “đã cản trở hoạt động kinh tế ở Trung Quốc trong một thời gian dài,” chủ tịch William Zarit nói.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã có những bước tiến nhỏ để mở cửa hệ thống tài chính của mình, trong đó có việc khiến người nước ngoài đầu tư dễ dàng hơn vào thị trường chứng khoán của mình.

Phong Lữ lược dịch
Theo CNN Money  

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1