Tài chính Thứ ba, 12/09/2017, 13:25 GMT+7
Dự trữ ngoại tệ châu Á đạt mức cao kỷ lục

Trong bối cảnh đầu tư nước ngoài mạnh mẽ, các ngân hàng trung ương đang chiến đấu để bình ổn đồng tiền của mình.

s12 asia

Chính phủ và các ngân hàng trung ương ở châu Á đang giữ trái phiếu Mỹ và các tài sản nước ngoài khác ở mức cao kỷ lục vào cuối tháng Bảy.

Dự trữ ngoại tệ tính chung ở các quốc gia và khu vực châu Á ngoại trừ Nhật Bản và Trung Quốc đã lên đến 2.4 ngàn tỷ USD vào cuối tháng Bảy, tăng 6% so với một năm trước, theo số liệu từ các ngân hàng trung ương. Dự trữ của Idonesia tăng 15% trong năm qua. Tốc độ tăng trưởng trong khu vực đã gia tăng từ đầu năm và dự trữ ngoại tệ hiện tăng gấp sáu lần so với các mức trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997.

Với mức dự trữ ngoại tệ cao như thế, các nền kinh tế châu Á và hệ thống tiền tệ có vị thế tốt để chống đỡ các cú shock tài chính. Nhưng các nền kinh tế châu Á vẫn còn dễ bị tấn công nếu các quốc gia Phương Tây tiếp tục các chính sách thắt chặt tiền tệ. Khi các nhà đầu tư đổ tiền vào thị trường châu Á với vì kỳ vọng tăng trưởng cao, một số cơ quan quản lý tiền tệ đang bán đồng tiền trong nước và mua dollar Mỹ. Các chính phủ châu Á nhìn chung thường lo lắng ngăn chặn bất kỳ một đợt lên giá mạnh nào của đồng tiền trong nước có thể khiến hàng xuất khẩu của họ mất đi tính cạnh tranh.

Dự trữ ngoại tệ châu Á tăng

s12 foreignreserve f copy

Những nền kinh tế có mức dự trữ kỷ lục

*Ấn Độ: 390 tỷ USD (tăng 7%): tăng trưởng kinh tế đều đặn ở mức 6-7%; chính trị ổn định; giá trái phiếu đạt mức cao nhất từ trước đến nay

* Đài Loan: 440 tỷ USD (tăng 2%): Xuất khẩu mạnh, thị trường chứng khoán mạnh.

*Indonesia: 130 tỷ USD (tăng 15%): Kỳ vọng tăng trưởng cao, ổn định hơn từ khi S&P nâng xếp hạng tín dụng vào tháng Năm.

Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ là một trong những tổ chức như thế, bán đồng ruppees và mua vào dollar, theo một điều hành của một ngân hàng hoạt động ở Mumbai. “Một lượng tiền đáng kể đang được đổ vào Ấn Độ từ Nhật Bản và những nơi khác và ngân hàng trung ương đang hết sức cố gắng ngăn chặn đồng rupee lên giá,” nguồn tin cho biết.

Các nhà đầu tư đang đổ vào Ấn Độ, nơi kinh tế tăng trưởng ổn định với tốc độ 6-7% mỗi năm. Đầu tư nước ngoài vào chứng khoán Ấn Độ đã lên mức cao nhất kể từ năm 2014 khi Thủ tướng Ấn Độ, ông Narendra Modi, nhậm chức. Dù ngân hàng trung ương có áp dụng thêm một khoản giảm lãi suất cơ bản xuống 6% trong tháng Tám và các tổ chức quản lý tiền tệ có can thiệp vào đồng tiền, đồng rupee vẫn chao lượn ở mức cao trong hai năm.

Nhưng không như Ấn Độ, Trung Quốc, nước có dự trữ ngoại tệ lớn nhất, đã chủ động duy trì một mức sàn cho nhân dân tệ. Vào cuối tháng Bảy, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đạt 3.08 ngàn tỷ USD, đánh dấu tháng tăng thứ sáu liên tiếp. Khi đồng yuan giao dịch trong khoảng chấp nhận được đối với Bắc Kinh, các nhà chức trách trong nước không còn cảm thấy cần phải bán dollar đã củng cố đồng yuan.

Nhìn chung, các nền kinh tế châu Á đang trong chu kỳ tăng trưởng tích cực, lạm phát thấp và lãi suất ổn định. Những điều kiện như thể cải thiện cân bằng thương mại và năng lực thanh toán quốc tế của các quốc gia. Theo ngân hàng Nhật Bản, khi tài khoản vãng lai của các nước chuyển sang thặng dư, nợ xấu giảm, các nền kinh tế châu Á đang trở nên kiên cường hơn trước dòng vốn chảy ra ngoài.

Châu Á đang đối mặt với các mức nợ khổng lồ. Cùng với các dự án cơ sở hạ tầng lớn đang được triển khai trên khắp khu vực, các ngân hàng cảnh báo về khả năng không thể tái thanh toán để thu xếp cho các khoản vay ngắn hạn dành cho những dự án này. Có một mối lo lớn là nếu các quỹ của nhà đầu tư và ngân hàng nước ngoài rút vốn nhanh, các nước châu Á có thể đối mặt với các vấn đề tái cấp vốn.

Như trong năm 2015, việc Trung Quốc phá giá đồng tiền, và các dự báo Quỹ Dự trữ Liên Bang Mỹ sẽ bắt đầu nâng lãi suất đồng tiền lần đầu tiên trong chín năm đã kích hoạt việc bán tháo các đồng tiền châu Á. Đồng rupiah của Indonesia xuống đến mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng 1997.

Teppei Ino, một nhà phân tích cao cấp tại Tokyo-Mitsubishi UFJ, cho rằng: “Các ngân hàng trung ương trong khu vực đang cố gắng đảm bảo dự trữ ngoại tệ càng nhiều càng tốt, chuẩn bị cho khả năng cạn tiền có thể xảy ra trong tương lai.”

Hiện tại, mối quan tâm chính của các nền kinh tế châu Á là giữ vững các đồng nội tệ.

“Chúng tôi lo rằng đồng baht đang mạnh lên”, một câu nói thường gặp ở Thailand, đặc biệt trong ngành ô tô và những ngành xuất khẩu khác vốn cấu thành các trụ cột trong nền kinh tế của nước này. Các tổ chức quản lý tiền tệ Thailand được cho là đang tích cực bán đồng baht và mua dollar.

Kể từ khi cuộc khủng hoảng tín dụng tấn công các nền kinh tế toàn cầu trong năm 2008, Fed và các ngân hàng trung ương châu Âu đã duy trì các chính sách tiền tệ nới lỏng hết sức. Nhưng sẽ đến lúc những nước này bắt đầu thắt chặt chính sách của mình các nước châu Á đang hết sức cảnh giác với một tình huống như thế.

Phong Lữ lược dịch
Theo Nikkei Asian Review

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1