Chương trình kích thích kinh tế khổng lồ của châu Âu đang thu hẹp dần |
Vào thứ Năm, 26/10, Ngân hàng Trung ương châu Âu thông báo họ sẽ thu hẹp quy mô chương trình mua trái phiếu vào tháng 1/2018.
Như một phần trong chương trình bắt đầu vào tháng 3/2015, ECB đã mua vào 60 tỷ euro (71 tỷ USD) trái phiếu chính phủ và các tài sản khác mỗi tháng. Tại nhiều thời điểm, việc mua vào lên đến 89 tỷ euro (94 tỷ USD) mỗi tháng. Bắt đầu từ năm sau, các khoản mua sẽ giảm còn 30 tỷ euro (35 tỷ USD) mỗi tháng. Tuy nhiên, ngân hàng trung ương cũng cho biết các khoản mua sẽ tiếp tục với tốc độ đó đến năm 2018. Ngân hàng tỏ dấu hiệu cho thấy chương trình sẽ vẫn chạy với mức thu hẹp này ít nhất cho đến tháng Chín – nhưng có thể kéo dài nếu cần thiết. Chương trình kích thích – một hình thức nới lỏng định lượng – đã giúp hỗ trợ nền kinh tế bằng cách giữ cho chi phí vay của các hộ gia đình và doanh nghiệp ở mức thấp. Ngược lại, điều này gia tăng chi tiêu và giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các nhà đầu tư phản ứng với thông báo của ngân hàng bằng cách đẩy đồng euro xuống thấp hơn. Các thị trường chứng khoán vẫn trong khoảng tích cực. “Ngân hàng trung ương đã tỏ dấu hiệu trước về thông báo này… với mục đích gây ít xáo trộn cho các thị trường hết mức có thể,” theo Mihir Kapadia, CEO của hãng dịch vụ tài chính Sun Global Investments. Một loạt các chương trình nới lỏng định lượng đã được đưa ra sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Quỹ Dự trữ Liên Bang Mỹ đã mua 4.5 ngàn tỷ USD trong các khoản đầu tư trong nhiều nhằm hỗ trợ kinh tế Mỹ. Các ngân hàng trung ương ở Anh và Nhật Bản cũng triển khai các biện pháp tương tự. Các nền kinh tế châu Âu đã bình ổn từ khi chương trình kích thích được triển khai. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm trong khu vực đồng euro đạt 2.3% trong quý vừa qua, và Tây Ban Nha cũng như Bồ Đào Nha trước đó từng gặp khó khăn, nay tăng trưởng khoảng 3%. Tại một cuộc họp báo, ông Draghi cho biết ông hài lòng với “đà tăng trưởng không hề đi xuống” ở châu Âu, nhưng lưu ý đây là kết quả từ sự hỗ trợ “rất lớn” của ngân hàng trung ương. Ông cho rằng tiếp tục chương trình mua trái phiếu – mà không định ngày kết thúc – sẽ giúp giữ nền kinh tế đi đúng hướng. Người đứng đầu ECB cũng có những vấn đề khác để lo lắng: lạm phát 1.5%, vẫn dưới mức mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao. Tỷ lệ thất nghiệp tại Hy Lạp trên 20% và ở Tây Ban Nha cũng hơn 17%. Phong Lữ lược dịch
Theo CNN Money
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|