Tài chính Thứ sáu, 05/01/2018, 13:36 GMT+7
Dollar giảm giá có thể buộc các ngân hàng trung ương toàn cầu nghĩ lại về lãi suất

Một đồng dollar yếu hơn có thể có tác động lên các ngân hàng trung ương toàn cầu.

j5 dollar

Tốc độ giảm của đồng dollar sẽ chậm lại trong năm 2018, theo Vassili Serebriakov, chiến lược gia ngoại hối tại Credit Agricole.

Đồng tiền xanh bắt đầu năm 2018 sau năm tồi tệ nhất kể từ năm 2003, và các nhà phân tích tại Bank of New York Mellon Corp. cũng như Credit Agricole SA cho rằng dollar tiếp tục giảm giá thêm nghĩa là các ngân hàng trung ương không phải thắt chặt chính sách tiền tệ nhiều như họ đang lên kế hoạch lúc này.

Theo lập luận này, bằng việc đẩy mạnh tỷ giá hối đoái của đối thủ lên, đồng tiền Mỹ đi xuống có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở những nơi khác, tạo không gian để lãi suất dừng lại chậm hơn.

“Một đồng dollar yếu hơn có khả năng tác động đến những ngân hàng trung ương khác,” theo Mohit Kumar, người đứng đầu bộ phận chiến lược lãi suất của Credit Agricole tại London. “Từ góc độ rộng hơn, một đồng tiền mạnh cũng giống như thắt chặt chính sách tiền tệ.”

Tại BNY Mellon, chiến lược gia tiền tệ cao cấp, ông Neil Mellor, nói với khách hàng trong một báo cáo rằng “tiền tăng giá rõ rệt có khả năng làm yếu đi những dự báo về việc lạm phát phục hồi, cho thấy khả năng dừng bất kỳ kế hoạch thay đổi chính sách nào.”

Khi đồng euro đã gần mức cao trong ba năm so với dollar, đồng tiền Mỹ xuống thấp hơn có thể là dấu hiệu cho thấy Ngân hàng Trung ương châu Âu đang chệch khỏi kế hoạch kích thích kinh tế của mình. Trước đó, Chủ tịch Mario Draghi đã can thiệp để hạn chế đồng euro tăng mạnh, và cảnh báo vào tháng Chín biến động tiền tệ có thể có tác động bất lợi lên ổn định giá.

“EU sẽ khó mà đẩy nhanh tốc độ thu hẹp chính sách tiền tệ nếu đồng euro tiếp tục tăng,” theo Kit Juckes, một chiến lược gia về thu nhập cố định toàn cầu tại Societe Generale SA. “Nguy cơ chính là chúng ta không bao giờ có được tốc độ để thoát ra.”

Những đồng tiền biểu hiện tốt của châu Á

Đồng yuan của Trung Quốc có biểu hiện tốt nhất trong năm ngoái kể từ năm 2008, đồng yen tăng nhiều nhất so với dollar kể từ năm 2011, đồng won của Hàn Quốc có khoản tăng lớn nhất kể từ năm 2004 và đồng rupee của Ấn Độ có được năm tốt nhất kể từ năm 2010.

Những đồng tiền mạnh hơn ở châu Á đã “thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ mà các nhà hoạch định chính sách cảm thấy hài lòng,” theo Rob Subbaraman, người đừng đầu bộ phận kinh tế các thị trường mới nổi tại Nomura Holdings Inc., Singapore.

Những khoản tăng này kéo theo lạm phát khi khiến hàng xuất khẩu đắt hơn và hàng nhập khẩu rẻ hơn. Nếu giá không tăng, nguy cơ đối với các ngân hàng trung ương chính là các chính sách nới lỏng của họ sẽ tạo ra bong bóng trong các thị trường tài sản và khiến họ trắng tay khi phải đối phó với cuộc khủng hoảng kế tiếp.

“Nếu dollar yếu, điều đó thể hiện sức mạnh của các đồng tiền mới nổi và có nghĩa ngân hàng trung ương của các thị trường mới nổi không cần quá khẩn trương,” theo Dwyfor Evans, người đứng đầu bộ phận chiến lược vỹ mô châu Á – Thái Bình Dương tại State Street Global Markets, Hong Kong. 

Dù vậy, dollar Mỹ yếu hơn có thể là lý do để Quỹ dự trữ Liên bang Mỹ đẩy lãi suất lên nhanh hơn so với dự kiến hiện tại, gây áp lực khiến các ngân hàng trung ương châu Á phải phản ứng, theo Rajiv Biswas, trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại IHS Markit, Singapore.

“Bất chấp việc dollar yếu đi trong hiện tại, các ngân hàng trung ương châu Á có khả năng vẫn lo ngại về nguy cơ lạm phát đi lên và khả năng Fed thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh hơn dự kiến,” ông nói.

Phong Lữ lược dịch
Theo Bloomberg

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1