Tài chính Thứ sáu, 04/05/2018, 09:48 GMT+7
IMF: Những nước nhập khẩu dầu Trung Đông sẽ đánh bại các nước xuất khẩu dầu trong phục hồi tăng trưởng

Trong báo cáo triển vọng khu vực mới nhất của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF) những quốc gia nhập khẩu dầu ở Trung Đông và khu vực Trung Á sẽ vượt qua các nước xuất khẩu dầu về tăng trưởng trong những năm tới.

m4 imfTrong báo cáo về khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Afghanistan và Pakistan (MENAP) công bố vào thứ Tư, 3/8, IMF cho biết các nước xuất khẩu dầu trong khu vực sẽ có tăng trưởng 2.8% trong năm 2018 và 3.3% trong năm 2019.

Tuy nhiên, các nước nhập khẩu dầu được dự báo sẽ có tăng trưởng 4.7% trong năm 2018 và 4.6% trong năm 2019.

“Tin tức tốt lành về sự phục hồi trong năm nay chính là báo cáo triển vọng đều tích cực đối với các nước nhập khẩu lẫn xuất khẩu dầu,” theo Jihad Azour, giám đốc Bộ phận Trung Đông và Trung Á tại IMF.

“Các nước xuất khẩu dầu lao xuống đáy trong năm 2017 khi tăng trưởng ở mức 1.7%, nhưng năm nay, họ được dự báo tăng trưởng 2.8%. Đối với các nước nhập khẩu dầu, chúng tôi dự kiến tăng trưởng trong năm nay sẽ là 4.7%, sau mức tăng 4.2% năm ngoái. Và trong ba năm tới, chúng tôi dự kiến sẽ là 5%.”

“Đây điều tốt, nhưng chưa đủ để giải quyết một cách bền vững những vấn đề họ đang đối mặt, không loại trừ các vấn đề tạo việc làm và phát triển bền vững,” ông nói thêm.

Các nước nhập khẩu dầu gồm Ai Cập, Pakistan, Morocco và Tunisia, trong khi các nước xuất khẩu dầu gồm Hội Đồng Hợp tác Vùng Vịnh (Saudi Arabia, UAE, Bahrain, Oman, Kuwait và Qatar) cũng như Iran, Algeria và Libya.

Cải cách, cải cách và cải cách

Bức tranh tăng trưởng không đồng đều trong khu vực; các nước xuất khẩu dầu gần đây gặp khó khăn với giá dầu thấp và thâm hụt ngân sách mạnh. Tại Hội Đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC), trong năm 2017, tăng trưởng chung giảm thêm 0.2% khi lần đầu tiên kinh tế Saudi Arabia thu hẹp kể từ năm 2009.

Giá dầu thô kỳ hạn hiện giao dịch ở mức $74.80 đối với dầu thô Brent và khoảng $68.69 đối với dầu WTI, được đẩy lên do OPEC và những nước sản xuất dầu không thuộc OPEC, trong đó có Nga, hạn chế sản xuất.

Với giá dầu tăng, sản xuất dầu đá phiến Mỹ trở lại, theo IMF, một yếu tố khiến cho tình hình giá dầu “rất bất ổn,” đồng thời “triển vọng giá dầu trung hạn vẫn yếu.”

Dù vậy, IMF tin rằng tăng trưởng đối với các nước xuất khẩu dầu sẽ tăng trong năm 2018-19, phần lớn phản ánh “sự phục hồi tiếp tục trong các hoạt động phi dầu mỏ khi nhiều quốc gia đang làm chậm lại tốc độ củng cố tài khóa để hỗ trợ cho nhu cầu trong nước.” Tuy nhiên, theo IMF, nguy cơ đối với triển vọng vẫn có chiều hướng đi xuống.

Theo báo cáo, “Những nguy cơ này bao gồm khả năng điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt, căng thẳng thương mại và địa chính gia tăng – trong khi giá giá dầu vẫn yếu và bất ổn cao.” “Nếu những nguy cơ này trở thành hiện thực, chúng có thể kích hoạt các áp lực tài khóa và tài chính đáng kể đối với nhiều quốc gia trong khu vực, ảnh hưởng đến triển vọng tiếp tục củng cố tài khóa và phục hồi kinh tế.”

Theo ông Azour, triển vọng tăng trưởng mong manh trong trung hạn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gia tăng các cải cách cơ cấu.

“Tin tốt là tăng trưởng khu vực cải thiện đối với các nước xuất khẩu lẫn nhập khẩu dầu, tuy nhiên, khu vực không hoàn toàn được lợi từ những cải thiện trong triển vọng vọng toàn cầu và điều này đòi hỏi các nước trong khu vực phải theo đuổi chương trình cải cách.”

Các nước nhập khẩu dầu

Theo IMF, các quốc gia nhập khẩu dầu cũng được dự kiến sẽ tiếp tục phục hồi tăng trưởng trong năm 2018, nhờ “những thành quả trong cải cách, niềm tin trong nước được cải thiện ở một số nước và nhu cầu bên ngoài tăng đều đặn.”

Tuy vậy, tăng trưởng vẫn mong manh, và những quốc gia này cũng cần đẩy nhanh cải cách.

“Xung đột dai dẵng và lan rộng trong khu vực, các quan ngại về an ning, đầu tư công yếu hơn dự kiến (Afghanistan, Jordan), trì hoãn áp dụng hoặc hoàn tất các cải cách cơ cấu (Jordan, Morocco, Pakistan, Tunisia), bất ổn chính trị và chính sách (Lebanon, Pakistan) tiếp tục cản trở tăng trưởng. Nhìn chung, triển vọng đã yếu đi một ít so với vào tháng 10/2017,” IMF cho biết.

IMF cảnh báo, tăng trưởng được dự kiến sẽ vẫn quá thấp để mang đến đủ việc làm cho lực lượng lao động ngày càng tăng.

“Tạo ra tăng trưởng rộng khắp mang đến lợi ích cho tất cả mọi người đòi hỏi phải đẩy nhanh các cải cách cơ cấu, cải thiện môi trường kinh tế và thúc đẩy năng suất. Cũng cần duy trì củng cố tài khóa bảo vệ cho chi tiêu xã hội cần thiết và đầu tư trong khi vẫn đảm bảo sự ổn định.”

Phong Lữ lược dịch
Theo CNBC

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1