Tài chính Thứ sáu, 18/05/2018, 09:42 GMT+7
Tăng trưởng của Đức giảm gửi đi cảnh báo sớm về chiến tranh thương mại

Câu chuyện về một cuộc chiến thương mại vẫn như thế, nhưng kinh tế châu Âu có thể đang cho thấy những dấu hiệu tổn hại đầu tiên khi luận điểm bảo hộ trỗi dậy

m18 germany

Đức, nền kinh tế lớn nhất khu vực, một cường quốc xuất khẩu, vừa công bố tăng trưởng tính theo quý chỉ 0.3% trong ba tháng đầu năm. Con số này chỉ bằng một nửa so với quý trước.

“Dường như khi đợt bùng nổ thương mại toàn cầu năm ngoái nhạt đi và với bóng ma chủ nghĩa bảo hộ treo trên đầu các doanh nghiệp, kinh tế Đức hiện đã qua đỉnh tăng trưởng của mình,” theo Oliver Rakau, trưởng kinh tế Đức tại Oxford Economics.

Số liệu GDP theo quý chỉ là ước tính sơ bộ, và văn phòng thống kê Đức không đưa ra phân tích chi tiết về biểu hiện của nền kinh tế, tuy nhiên, theo họ, ngoại thương “kém sôi động” là một yếu tố.

Thương mại tiếp sức cho kinh tế Đức, với xuất khẩu chiếm gần 50% GDP. Đức có thặng dư thương mại cực kỳ lớn với thế giới, và từ lâu đã khiến Tổng thống Donald Trump khó chịu.

Ông nhiều lần chỉ trích Đức “chơi xấu trong thương mại” và đe dọa áp thuế lên ôtô xuất khẩu của Đức.

Luận điệu bào hộ của ông Trump cho đến nay vẫn chưa chuyển thành những chính sách cụ thể nhắm vào Đức. Ông đã áp thuế lên thép và nhôm nhập khẩu của châu Âu, nhưng những khoản thuế này đã được dừng lại đến tháng Sáu.

Đức chịu rủi ro nhiều hơn tất cả

Tuy nhiên, chỉ những lời đe dọa thôi cũng đủ ảnh hưởng đến tăng trưởng của Đức, vì các doanh nghiệp hoãn các quyết định đầu tư và sản lượng nhà máy giảm – các nhà phân tích e ngại điều xấu hơn có thể vẫn còn ở phía trước.

“Nếu Hoa Kỳ tiếp tục phương thức hiện tại và áp dụng các biện pháp bảo hộ, nước Đức sẽ chịu rủi ro nhiều hơn tất cả,” theo Jack Allen, nhà kinh tế châu Âu tại Capital Economics. “Họ là nền kinh tế mở hơn hầu hết các quốc gia châu Âu và vì thế họ cũng xuất khẩu nhiều hơn hầu hết các nước ra ngoài EU.”

Các nhà xuất khẩu Đức cũng đã bị ảnh hưởng vì đồng euro tăng, khiến sản phẩm của họ đắt đỏ hơn ở các thị trường nước ngoài. Euro đã đạt $1.26 vào tháng Hai, mức cao nhất kể từ năm 2014, nhưng từ đó đã giảm trở lại còn $1.18.

Tổ chức Thương mại Thế giới vào tháng trước đã cảnh báo thuế suất và những hạn chế thương mại sẽ gây tổn thất nghiêm trọng cho kinh tế toàn cầu. Họ kêu gọi ông Trump và những lãnh đạo thế giới khác “kềm chế.”

Florian Hense, một nhà kinh tế tại Berenberg Bank, cho rằng nguy cơ có thêm các hạn chế thương mại và sự không chắc chắn về mối quan hệ trong tương lai giữa Hoa Kỳ và châu Âu đang gây tổn hại cho tăng trưởng, thậm chí dù những tác động kinh tế thực sự của các khoản thuế thép và nhôm có thể sẽ khá nhỏ.

“Nguy cơ thật sự bắt nguồn từ sự không chắc chắn về thể chế thương mại trong tương lai, như được thể hiện qua tổn thất nặng nề từ Brexit đối với nước Anh,” ông nói thêm.

Kinh tế Anh tăng trưởng chỉ 0.1% trong quý một, nước có biểu hiện xấu nhất ở châu Âu chỉ sau Romania.

Các con số tăng trưởng trong khu vực đồng euro cho thấy xu hướng đi xuống. Đức là nền kinh tế lớn nhất châu Âu và có xu hướng lèo lái tăng trưởng của khu vực này.

Kinh tế khu vực đồng euro tăng 0.4% trong quý một, so với 0.7% trong quý trước đó.

Phong Lữ lược dịch
Theo CNN Money

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1