Tài chính Thứ sáu, 11/05/2018, 09:07 GMT+7
IMF: Châu Á dễ bị tổn thương khi tài chính toàn cầu thắt chặt bất ngờ và sự chuyển hướng sang chủ nghĩa bảo hộ

Theo IMF, triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế châu Á vẫn mạnh, nhưng khu vực này dễ bị tổn thương khi các điều kiện tài chính toàn cầu bất ngờ thắt chặt, các điều chỉnh thị trường và sự chuyển hướng sang các chính sách bảo hộ.

m11 asia

Trong cập nhật triển vọng kinh tế khu vực, Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF) dự báo châu Á sẽ tăng trưởng 5.6% trong năm nay và năm sau, tăng 0.1 điểm phần trăm so với lần cập nhật cuối vào tháng 10 và chiếm khoảng 2/3 tăng trưởng toàn cầu.

Cải thiện trong các triển vọng ngắn hạn phản ánh tăng trưởng và thương mại toàn cầu “mạnh và rộng khắp,” được củng cố nhờ kích thích tài khóa ở Hoa Kỳ.

Nhưng trong trung hạn, các rủi ro có xu hướng theo chiều đi xuống.

“Châu Á vẫn dễ tổn thương khi các điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt mạnh và bất ngờ, trong khi thời kỳ nới lỏng quá dài dẫn đến nguy cơ gia tăng đòn bẩy và các điểm yếu tài chính,” IMF cho biết.

“Những thành tựu từ toàn cầu hóa không được chia đều, và, đặc biệt được nhấn mạnh trong các hành động và thông báo về thuế khóa, sự chuyển đổi sang các chính sách hướng nội là một nguy cơ khác, với tiềm năng làm gián đoạn thương mại toàn cầu và các thị trường tài chính.”

Trong số những nguy cơ khác, IMF đề cập đến các căng thẳng địa chính, tấn công mạng và biến đổi khí hậu. Xa hơn, dân số già đi có khả năng là lực cản đáng kể đối với các nền kinh tế và số hóa có thể là nguồn gốc của bất ổn.

Vì thế, theo IMF hầu hết các nền kinh tế nên hướng đến củng cố các khoản đệm chính sách vì thu hẹp khoảng cách sản lượng nghĩa là họ không cần hỗ trợ tài khóa thêm nữa.

Hiện tại, khi áp lực lên tiền lương và giá vẫn còn “khiêm tốn”, chính sách tiền tệ có thể vẫn nới lỏng ở hầu hết châu Á. Nhưng các ngân hàng trung ương nên sẳn sàng điều chỉnh quan điểm khi lạm phát gia tăng, và sử dụng các chính sách vỹ mô cẩn trọng để kềm chế tăng trưởng tín dụng.

Thay đổi đột ngột trong ham muốn rủi ro toàn cầu, có thể được kích hoạt bởi lạm phát bất ngờ ở Mỹ hay căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang, có khả năng khiến các điều kiện tài chính toàn cầu bất ngờ thắt chặt.

Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc leo thang vào đầu năm nay, khi Tổng thống Donald Trump đe dọa áp thuế đến 150 tỷ USD lên hàng hóa Trung Quốc để trừng phạt Bắc Kinh vì những hành vi không công bằng trong liên doanh và sở hữu trí tuệ.

Trung Quốc, phủ nhận các cáo buộc họ buộc chuyển giao công nghệ qua những kênh này, đã cảnh cáo sẽ trả đũa, trong đó có thuế suất lên đậu nành và máy bay Mỹ.

Trong khi đó, tài sản từ ba nền kinh tế lớn của châu Á, đang thâm hụt tài khoản vãng lai - Ấn Độ, Indonesia và Philippines – đang chịu áp lực trong những tuần gần đây sau khi lợi suất trái phiếu Mỹ tăng 3% và giá dầu LCoc1 tăng mạnh lên mức cao trong ba năm rưỡi.

Dù châu Á tăng trưởng nhanh và các bước đệm bên ngoài được cải thiện “sẽ có tác dụng, châu Á vẫn dễ bị tổn thương trước một sự kiện có tính rủi ro cao toàn cầu.”

Phong Lữ lược dịch
Theo Reuters

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1