Tài chính Thứ sáu, 06/10/2017, 09:51 GMT+7
World Bank: Đông Nam Á đối mặt với nguy cơ tiền tệ nhiều hơn phần còn lại của khu vực

Theo World Bank, Malaysia, và ở mức độ ít hơn, Indonesia, Thailand và Philippines, vẫn chịu rủi ro tỷ giá hối đoái nhiều hơn so với những nền kinh tế đang phát triển khác ở Đông Á và Thái Bình Dương do điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt.

o6 sea

Các công ty và ngân hàng ở những nước này có những khoản nợ bên ngoài đáng kể, dù dự trữ ngoại hối hiện có vẻ dồi dào, tổ chức cho vay đa phương tại Washington cho biết trong một báo cáo vào thứ Tư, 4/10.

Dưới đây là những chi tiết quan trọng khác của báo cáo

- Các tổ chức quản lý tiền tệ cần chuẩn bị thắt chặt quan điểm chính sách của mình nếu dòng vốn chảy ra ngoài khiến đồng tiền yếu đi

- Trong trường hợp các áp lực phá giá tại Trung Quốc, các nhà chức trách nên cho phép điều chỉnh nhiều hơn thông qua mức giá tương đối và theo dõi chặt chẽ hơn những điểm yếu trong lĩnh vực tài chính do chính sách tiền tệ thắt chặt thêm.

Tăng trưởng trong khu vực sẽ tiếp tục được lợi nhờ môi trường toàn cầu cải thiện và nhu cầu nội địa mạnh, theo World Bank, họ đồng thời nâng các dự báo cho Trung Quốc, Malaysia và Thailand cho năm 2017 và 2018, so với các ước tính công bố vào tháng Tư. Trung Quốc được dự báo tăng trưởng 6.7% trong năm nay và 6.4% trong năm tới.

Đa số các đồng tiền châu Á đã tăng mạnh so với dollar trong năm nay nhờ triển vọng tăng trưởng mạnh hơn hấp dẫn dòng vốn chảy vào.

Rủi ro hay đảo ngược?

Hầu hết các đồng tiền mới nổi của châu Á đều tăng trong năm nay

o6 southeast f

World Bank nhấn mạnh đến một số nguy cơ tăng trưởng, trong đó có thâm hụt ngân sách, vốn vẫn cao hoặc được dự kiến sẽ tăng trong hầu hết các quốc gia từ năm 2017 đến năm 2019; sự không chắc chắn trong các chính sách tiền tệ của một số nền kinh tế phát triển và căng thẳng địa chính leo thang.

Phong Lữ lược dịch
Theo Bloomberg

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1