Tài chính Thứ sáu, 13/10/2017, 10:29 GMT+7
Wolfgang Schäuble cảnhbáo khủng hoảng tài chính do nợ

Theo bộ trưởng tài chính Đức, các chính sách ngân hàng trung ương đang gia tăng nguy cơ bong bóng

o13 wolfgang

Ông Wolfgang Schäuble đãcảnh báo mức độ nợ và thanh khoản toàn cầu gia tăng đang là mối nguy lớn đối với kinh tế toàn cầu trong bài phát biểu rời vị trí bộ trưởng Đức của mình.

Trong bài phỏng vấn với Financial Times, chính trị gia ủng hộ châu Âu, người từng lèo lái một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới trong tám năm qua, cho rằng những “bong bóng” mới đang hình thành vì hàng nghìn tỷ dollar được các ngân hàng trung ương bơm vào thị trường là một mối nguy.

Ông Schäuble cũng cảnh báo những nguy cơ đối với sự ổn định trong khu vực đồng euro, đặc biệt từ các bảng cân đối ngân hàng đang phải gánh lấy di sản hậu khủng hoảng từ những khoản nợ xấu.

Là người ủng hộ mạnh mẽ chính sách tài khóa rõ ràng, ông Schäuble chi phối chính sách của châu Âu trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng nợ trong khu vực đồng euro và từng bị gièm pha tại những nước như Hy Lạp như kẻ chủ trương thắt lưng buộc bụng.

Tuy nhiên, ông sẽ được nhớ đến như một chính trị gia ủng hộ châu Âu mạnh mẽ nhất trong nội cát của Thủ tướng Angela Merkel, khéo léo tuyên truyền những lợi ích của đồng euro và sự hội nhập châu Âu sâu sắc hơn đến công chúng Đức vốn thường rất hoài nghi.

Theo ông Schäuble, cuộc bỏ phiếu Brexit năm ngoái minh chứng rằng lắng nghe “những kẻ mị dân nói… chúng ta phải chi quá nhiều cho châu Âu” là “dại dột” đến thế nào.

“Về điểm này, họ đã có đóng góp lớn lao cho sự hội nhập của châu Âu,” ông nói. “Tuy nhiên trong ngắn hạn, điều này không thật sự giúp nước Anh.”

Ông Schäuble sẽ chuyển sang công việc mới làm người phát ngôn cho German Bundestag trong bối cảnh quan ngại về cơ quan lập pháp sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi có 92 thành viên quốc hội thuộc Đảng Sự lựa chọn khác cho nước Đức (Alternative for Germany), một đảng dân túy cánh tả đã gây kinh ngạc trong giới chính trị khi thắng được 12.6% trong cuộc bầu cử tại Đức vào tháng trước.

Ông Schäuble sẽ có cuộc họp cuối cùng với các bộ trưởng tải chính thuộc nhóm đồng euro vào thứ Hai, và đã trấn an các đồng minh của Đức rằng thành công gây ngạc nhiên của AfD sẽ không thay đổi cam kết của nước này đối với tự do dân chủ theo bất kỳ cách thức nào.

“Không có khả năng nước Đức sẽ lại rơi vào chủ nghĩa quốc gia,” ông nói.

Những người bỏ phiếu cho AfD không hài lòng, cảm thấy bị gạt ra bên lề, cảm thấy giận dữ vì bất công và lo lắng về cách thức thế giới đang thay đổi. “Nhưng không có lý do gì để tin rằng dân chủ và luật pháp đang bị đe dọa,” ông nói.

Tuy nhiên, ông cảnh báo thế giới đang gặp nguy khi “khuyến khích hình thành những bong bóng mới.”

“Các nhà kinh tế trên khắp thế giới lo lắng về những nguy cơ đang tăng từ thanh khoản tích tụ ngày càng nhiều và nợ công cũng như nợ tư nhân gia tăng. Bản thân tôi cũng lo ngại về điều đó,” ông nói.

Bình luận của ông được đưa ra một ngày sau khi bà Christine Lagarde, người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế, cho rằng thế giới đang tận hưởng tăng trưởng tốt nhất kể từ đầu thập niên. Tuy nhiên, bà vẫn cảnh báo về “những mối nguy đang hiện ra ở đường chân trời”, từ “mức nợ cao ở nhiều quốc gia đến việc gia tăng tín dụng nhanh chóng ở Trung Quốc, hay chấp nhận rủi ro quá mức trong các thị trường tài chính.”

Quan điểm của ông Schäuble được những người ở Ngân Hàng Thanh Toán Quốc Tế chia sẽ (BIS), họ từ lâu đã cho rằng việc các ngân hàng trung ương nới lỏng tiền tệ quyết liệt đang tiếp sức cho bong bóng giá tài sản.

Tháng trước BIS đã cảnh báo thế giới đang trở nên quá mức quen thuộc với tín dụng rẻ, lãi suất cao hơn có thể khiến kinh tế toàn cầu ngừng phục hồi.

Ông Schäuble bảo vệ cho chính sách thắt lưng buộc bụng, “nói đúng ra, là một cách theo kiểu Anglo-Saxon mô tả một chính sách tài chính không cho rằng thâm hụt cao hay nhiều hơn là một điều tốt.”

Sự bùng nổ kinh tế hiện tại của nước Đức, với nhu cầu trong nước và đầu tư gia tăng, tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất từ khi tái thống nhất, là minh chứng cho một chính sách kinh tế ưu tiên “làm theo quy định” và tránh thâm hụt. Dưới sự lèo lái của ông, nước Đức đã thực hiện ngân sách cân đối từ năm 2014.

“Nước Anh đã luôn cười nhạo chủ nghĩa tư bản Rhineland,” ông nói, đối lập mô hình thị trường xã hội, thống nhất của Đức với các thị trường tự do Anglo – American và không theo quy định. “Nhưng chúng tôi nhận thấy nền kinh tế thị trường xã hội hiệu quả hơn trong đối phó với khủng hoảng tài chính…so với ở những nơi khủng hoảng nổi lên.”

Ông Schäuble ca ngợi những “sáng kiến mạnh mẽ” của Tổng thống Emmanuel Macron về việc cải tổ EU, mà không trực tiếp đề cập đến những đề xuất của tổng thống Pháp về cải cách khu vực đồng euro. Ông chỉ nói nhiệm vụ chính của kinh tế đồng tiền chung chính là “giảm các rủi ro, vốn vẫn còn quá cao – xem xét các bảng cân đối ngân hàng ở nhiều quốc gia thành viên EU.”

“Chúng ta phải đảm đảm bảo chúng ta sẽ đủ kiên cường khi phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính mới,” ông nói thêm. “Không phải lúc nào cũng có được những thời kỳ kinh tế tích cực như chúng ta đang có bây giờ.”

Phong Lữ lược dịch
Theo The Financial Times

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1