Tài chính Thứ ba, 29/08/2017, 10:27 GMT+7
Chủ tịch ECB Draghi cảnh báo “nguy cơ nghiêm trọng” đối với kinh tế toàn cầu từ chủ nghĩa bảo hộ

Theo Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu, Mario Draghi các chính sách bảo hộ đặt ra “một nguy cơ nghiêm trọng” đối với tăng trưởng trong kinh tế toàn cầu.

a29 ecb

Tại một cuộc họp của các ngân hàng trung ương, các nhà kinh tế và nhiều bên khác tại Jackson Hole, Wyoming, ông Mario cho rằng kinh tế toàn cầu đang ổn định lại. Trong một bài phát biểu, ông cho rằng “chuyển sang chủ nghĩa bảo hộ sẽ đặt ra một nguy cơ nghiêm trọng đối với tăng trưởng năng suất và tăng trưởng tiềm năng trong kinh tế toàn cầu.”

Những bình luận này được ra trong thời điểm Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét các thỏa thuận thương mại của Hoa Kỳ trên khắp thế giới trong nỗ lực giảm thâm hụt thương mại và khiến các điều kiện có lợi hơn cho các nhà sản xuất Mỹ.

Ông Trump cũng nhậm chức cùng lời hứa với các lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ sẽ phá bỏ các quy định theo ông đã kềm chế tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, ngành tài chính có vẻ sẽ được hưởng lợi nếu các quy định dưới thời ông Obama đối với các ngân hàng và Wall Street được dỡ bỏ hoặc giảm bớt.

Vào thứ Sáu, 25/8, ông Draghi, người từng là điều hành của Goldman Sachs, cho rằng “Không bao giờ có thời điểm thích hợp để nới lỏng quy định” đặc biệt bởi điều này có thể tạo ra những khích lệ dẫn đến chấp nhận rủi ro cao hơn.

“Ngược lại, thể chế quy định mạnh hơn chúng ta hiện có cho phép các nền kinh tế chịu được lãi suất thấp trong thời gian dài mà không có tác động phụ đáng kể nào lên sự ổn định tài chính, vốn mang tính sống còn đối với việc bình ổn nhu cầu và lạm phát trên toàn cầu,” ông Draghi nói.

“Khi chính sách tiền tệ đang rất mở rộng trên toàn cầu, các nhà quản lý nên cảnh giác trong việc nhen nhóm những khuyến khích có thể dẫn đến khủng hoảng.”

Những bình luận này theo sau một bài phát biểu của Chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên Bang Mỹ, bà Janet Yellen trước đó trong ngày. Theo đó, bà cho biết hệ thống tài chính hiện an toàn hơn thời điểm năm 2008 khi xảy ra khủng hoảng tài chính. Bà lưu ý một số quy định từ cuộc khủng hoảng có thể cần được điều chỉnh.

Chủ nghĩa bảo hộ là một nguy cơ “đặc biệt gay gắt trong bối cảnh các nền kinh tế tiên tiến đang đối mặt với những thách thức cơ cấu,” ông Draghi nói trong bài phát biểu của mình.

Lãnh đạo ngân hàng trung ương này cho rằng thúc đẩy một nền kinh tế toàn cầu mạnh mẽ là cần thiết để chuẩn bị cho những thách thức từ việc dân số già đi và các nguồn lực công hạn chế. Theo ông, cho đến năm 2025, sẽ có 35 người ở độ tuổi 65 và hơn trong 100 người ở độ tuổi làm việc ở những nền kinh tế phát triển chính, so với chỉ 14 người trong năm 1950. Cùng lúc, nợ công đã tăng ở những nước này từ 56% GDP trong năm 2007 lên 87% hiện tại.

“Chỉ có tăng trưởng tiềm năng cao hơn mới mang đến một giải pháp lâu dài,” ông Draghi nói. “Vì thế, rõ rằng, để thúc đẩy một nền kinh tế toàn cầu năng động, chúng ta cần chống lại những đòi hỏi mang tính bảo hộ. Nhưng để làm được thế, chúng ta cần phải xác định làm thế nào để đối phó với chủ nghĩa bảo hộ một cách tốt nhất.”

Phong Lữ lược dịch
Theo CNBC

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1