Thị trường Thứ năm, 10/10/2019, 09:59 GMT+7
Hong Kong đang chìm vào suy thoái mà không có dấu hiệu phục hồi

Hong Kong đang đối mặt với đợt suy thoái đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, với rất ít triển vọng phục hồi ngay khi thành phố này đối mặt với những cuộc biểu tình bạo lực nhất trong nhiều thập kỷ.

010 hk

Từ những khách sạn sang trọng, các trung tâm mua sắm lớn đến các cửa hàng, nhà hàng ở những trung tâm du lịch như Central, Causeway Bay và Tsim Sha Tsui, các doanh nghiệp đều đóng cửa sớm hoặc có ít khách hàng hơn. Thậm chí khi mở cửa, các cửa hàng và cả sân bay đều im ắng khi du khách tránh xa nơi này.

Mạng lưới tàu điện ngầm của thành phố (MTR), đã đóng cửa hoàn toàn trong suốt tuần lễ quốc khánh từ ngày 04/10 vì những phản ứng dữ dội trước các nỗ lực của Đặc khu Trưởng Hong Kong Carrie Lam nhằm dập tắt các cuộc biểu tình kéo dài nhiều tháng bằng cách áp dụng một điều luật khẩn cấp thời thuộc địa.

Tăng trưởng đi xuống

Hong Kong đang trên bờ vực suy thoái lần đầu tiên sau cuộc khủng hoảng tài chính

010 hk f1

Nguồn: Bloomberg

Kinh tế ở Hong Kong thu hẹp trong quý hai, hầu như chắc chắn giảm trong quý ba và số liệu vẫn đang đi xuống. Câu hỏi là tổn thương này sẽ sâu đến mức nào và kéo dài bao lâu. Từng là cường quốc sản xuất của châu Á trước khi Trung Quốc đại lục trỗi dậy, nền kinh tế tiêu dùng và tài chính tự do của Hong Kong rất dễ bị tổn thương khi niềm tin sụp đổ vì biến động.

Chính quyền thành phố đã khá khó khăn để chứng minh họ có các công cụ chính sách để chặn đứng đà suy giảm trong khi bất ổn vẫn tiếp tục.

“Tôi không hy vọng sẽ thấy được bất kỳ biện pháp mạnh nào có thể ngay lập tức xoay chuyển được tình hình,” theo Dong Chen, chuyên gia kinh tế châu Á cao cấp tại Pictet Wealth Management, một trong những nhóm các chuyên gia dự đoán kinh tế Hong Kong suy giảm trong quý thứ hai liên tiếp trong ba tháng tính đến tháng Chín. “Kịch bản tốt nhất là sau đợt bất ổn chính trị này họ có thể có được kế hoạch hoạch định lâu dài hay các biện pháp nhằm giải quyết những vấn đề cơ cấu.”

Ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cùng với chi tiêu du khách giảm cũng vẽ nên bức suy giảm cho cả năm so với năm 2018. Tình hình suy giảm đang diễn tiến nhanh, do xuất khẩu giảm và các cuộc biểu tình đã xóa đi bất kỳ đà phát triển kinh tế nào có được từ đầu năm 2019. Khi Trưởng phụ trách Tài chính Hong Kong, ông Paul Chan, công bố ngân sách trong tháng Hai, ông dự báo tăng trưởng hàng năm từ 2% đến 3% - đến tháng Tám, ông đã hạ dự báo còn từ 0% đến 1%.

Nhiều nhà kinh tế nhận thấy tăng trưởng cho cả năm 2019 giảm mạnh xuống dưới 1% - dự báo mới nhất của -- JPMorgan Chase & Co. là 0.3% - mức thấp nhất từ năm 2009.

Một loạt các chỉ số kinh tế chủ chốt đều lao dốc nhanh trong vài tháng qua

- Doanh số bán lẻ tính theo giá trị lao dốc 23% trong tháng Tám so với một năm trước vì nhu cầu đối với các mặt hành xa xỉ như trang sức và đồng hồ giảm mạnh.

- Lượng du khách đến giảm gần 40% trong tháng Tám so với một năm trước còn 3.6 triệu du khách, con số tồi tệ nhất kể từ đại dịch SARS năm 2003, theo số liệu từ Cục Du lịch Hong Kong.

- Xuất khẩu trong năm nay dự kiến sẽ giảm xuống mức xấu nhất trong một thập kỷ, Hội đồng Phát triển Thương mại Hong Kong cảnh báo khi hạ các dự báo tăng trưởng năm 2019.

- Tâm lý của các doanh nghiệp vừa và nhỏ xuống những mức thấp mới trong tháng Tám.

- Chỉ số giám đốc thu mua của IHS Markit tháng Chín cao hơn một ít, nhưng vẫn có dấu hiệu đi xuống ở mức 41.5.

Trong một cuộc họp báo vào thứ Ba, 08/10, bà Lam cho biết lượng du khách đến đã giảm hơn một nửa trong “Tuần Lễ Vàng” từ 1-6/10 thời điểm các du khách từ đại lục thường tràn ngập các cửa hàng của Hong Kong, mua sắm các mặt hàng xa xỉ. Cùng với khả năng xác nhận một đợt suy thoái, số liệu GDP quý ba sẽ có vào ngày 31/10 có thể cho thấy dự báo tăng trưởng thậm chí còn yếu hơn cho cả năm

 Mua sắm suy giảm

Ngành bán lẻ Hong Kong tiếp tục đi xuống

010 hk f 03

Nguồn: Hong Kong Census and Statistics Dept.

Trước đó, Hong Kong đã từng trãi qua những thách thức kinh tế nghiêm trọng. Đầu những năm 2000, đại dịch SARS khiến thành phố phải đóng cửa vì các lo ngại đối với loại virus chết người này. Dù vậy, khi đại dịch qua đi, du khách và niềm tin của các doanh nghiệp lại phục hồi. Điểm khác biệt hiện nay chính là không có nhiều kỳ vọng Hong Kong sẽ nhanh chóng phục hồi, bởi các quan điểm cứng rắn từ cả hai phía chính quyền và người biểu tình.

Thiếu khách hàng đi mua sắm nghĩa là trong nhiều tháng doanh số bán lẻ đều yếu đi ở tất cả các cấp độ, từ những cửa hàng hào nhoáng ở khu Trung Tâm đến các doanh nghiệp gia đình nhỏ. Tỷ lệ thất nghiệp của Hong Kong trong tháng Bảy lần đầu tiên tăng cao hơn trong hai năm, và có khả năng các đợt sa thải và đóng cửa cửa hàng sẽ tăng trong những tháng tới.

 Du khách suy giảm

Du khách đến từ Trung Quốc Đại lục giảm nhiều nhất kể từ tháng 9/2012

010 hk f 04

Nguồn: Hong Kong Tourist Board

Phản ứng trước sự suy thoái tức thời này, chính quyền Hong Kong đã thông báo gói kích thích 2.4 tỷ USD trong tháng Tám gồm những biện pháp có lợi cho người dân và các công ty, và có thể có thêm các khoản chi sẽ được thông báo trong buổi họp chính sách hàng năm của bà Lam vào ngày 16/10. Có khả năng chi tiêu tăng trong các lĩnh vực như phúc lợi, dịch vụ và các cơ sở chăm sóc sức khỏe có thể giúp giải quyết những vấn đề mang tính dài hạn hơn, theo Tommy Wu, chuyên gia kinh tế cao cấp tại Oxford Economics, Hong Kong.

Khánh Lâm lược dịch
Theo Bloomberg

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1