Doanh nghiệp Thứ ba, 25/09/2018, 13:56 GMT+7
Thuế LNG của Trung Quốc phủ bóng mờ lên các khu cảng xuất khẩu Mỹ

Trung Quốc đã áp 10% thuế lên khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu của Mỹ, đưa cuộc tranh chấp thương mại tiến sâu hơn vào lĩnh vực năng lượng và phủ bóng mờ lên các khu cảng xuất khẩu của Mỹ, những nơi sẽ đưa nước Mỹ trở thành quốc gia bán LNG lớn thứ hai trên thế giới.

s25 lng

Vào thứ Ba, 18/9, Bắc Kinh cho biết họ sẽ đánh thuế các sản phẩm của Mỹ, trị giá 60 tỷ USD, có hiệu lực vào ngày 24/9, nhằm trả đũa các khoản thuế do Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa đưa ra.

Tỷ lệ này thấp hơn mức thuế 25% Trung Quốc đe dọa trước kia, giúp giảm căng thẳng một ít và đẩy cổ phiếu niêm yết của các công ty LNG Mỹ lên.

Khoản thuế này ảnh hưởng đến nỗ lực sử dụng dầu đá phiến và khí đốt tự nhiên đưa Hoa Kỳ trở thành quốc gia đi đầu trong lĩnh vực năng lượng toàn cầu của ông Trump. Hoa Kỳ hiện đang trên đà xuất khẩu hơn 1,000 bcf (billion cubic feet) khí đốt là LNG trong năm 2018. 1bcf đủ cung cấp năng lượng cho khoảng 5 triệu hộ gia đình Mỹ trong một ngày.

Tuy nhiên Trung Quốc, quốc gia từng mua khoảng 15% tất cả LNG xuất khẩu của Mỹ trong năm 2017, hiện đang mua không đến 100 bcf khí đốt hóa lỏng tự nhiên của Mỹ, ít hơn năm ngoái, theo số liệu theo dõi tàu thuyền của Thomson Reuters và Bộ Năng lượng Mỹ.

Trung Quốc chỉ nhận bốn tàu từ tháng Sáu so với 17 tàu trong năm tháng đầu năm nay.

 Các chuyến hàng LNG của Mỹ sang Trung Quốc giảm trong cuộc chiến thương mại

Lượng tàu vận chuyển LNG từ Mỹ sang Trung Quốc giảm thậm chí cả khi các lô hàng LNG đạt kỷ lục mới

s25 uslng f001

Những khu cảng xuất khẩu dự kiến của Mỹ, nhiều cảng trong số đó được kỳ vọng sẽ dành cho các khách hàng Trung Quốc, được kỳ vọng sẽ chiếm khoảng 60% tổng lượng LNG sản xuất ra thị trường đến năm 2032.

LNG, liên quan đến khí đốt tự nhiên được làm siêu lạnh để có thể vận chuyển bằng tàu thay vì đường ống, đã trở thành mặt hàng giao dịch phát triển nhanh nhất khi các quốc gia tìm kiếm năng lượng sạch hơn.

Mở rộng thuế suất vào mặt hàng năng lượng có nhu cầu lớn ở Trung Quốc là dấu hiệu đáng lo ngại đối với các mối quan hệ thương mại và hàng tỷ dollar trong các khu cảng dự kiến của Mỹ.

LNG “là một chỉ số tốt cho thấy mọi việc trở nên nghiêm trọng như thế nào giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong vấn đề thương mại này,” theo Charlie Riedl, giám đốc điều hành Trung tâm khí Tự nhiên hóa lỏng, một nhóm với các thành viên gồm Cheniere Energy, Chevron và Exxon Mobil.

“Dù rất muốn điều này được nhanh chóng giải quyết, chúng tôi không thấy việc xử lý đang diễn ra,” ông Riedl nói. Cuộc tranh chấp càng kéo dài, các dự án càng ít có khả năng tìm được bên hỗ trợ tài chính.

Các nhà phân tích cho rằng những khoản thuế sẽ đặc biệt ảnh hưởng đến kế hoạch xây dựng khu cảng mới hay mở rộng các khu cảng cũ bằng cách thêm vào các đơn vị xử lý của những công ty Mỹ như Cheniere Energy, Sempra và Kinder Morgan.

“Một số thỏa thuận thương mại có thể bị giữ lại cho đến khi tình hình rõ ràng hơn,” theo Stacey Morris, giám đốc bộ phận nghiên cứu năng lượng tại Alerian Indexes.

Cheniere, Kinder Morgan và Dominion Energy từ chối bình luận.

Tuy nhiên, khoản thuế thấp hơn dự kiến của Trung Quốc đã giúp nâng cổ phiếu của Cheniere Energy lên 2.9% vào thứ Ba và cổ phiếu của Colar LNG tăng 2%.

Cho đến nay, Trung Quốc nhập khẩu 1.6 tấn (11%) trong số 14.9 triệu tấn LNG xuất khẩu từ Mỹ. Con số này chiếm 5% tổng LNG nhập khẩu của Trung Quốc.

Hoa Kỳ đang muốn châu Âu mua nhiều khí đốt tự nhiên của mình hơn khi tranh chấp với Trung Quốc vẫn tiếp diễn. Vào thứ Ba, Đức cho biết nước này sẽ quyết định vào cuối năm nơi đặt khu cảng tiếp nhận LNG mới như một cử chỉ đáp lại với chính quyền Trump.

Khánh Lâm lược dịch
Theo Reuters

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1