Doanh nghiệp Thứ ba, 31/07/2018, 10:19 GMT+7
Đức: Căng thẳng thương mại Hoa Kỳ - EU giảm nhiệt, vẫn còn vấn đề về đậu nành

Quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ và châu Âu đang cải thiện, theo Bộ trưởng nông nghiệp Đức, bà Julia Kloeckner, nhưng vẫn không có gì chắc chắn EU sẽ mua số lượng đậu nành Washington mong muốn.

jl31 german

Tổng thống Mỹ Donald Trump và ông Jean-Claude Juncker, chủ tịch Ủy ban châu Âu, đã có một thỏa thuận đáng ngạc nhiên vào thứ Tư, 25/7, chấm dứt mối nguy của một cuộc chiến thương mại ngay lập tức giữa hai bên.

Sau các cuộc thảo luận, ông Trump nhấn mạnh đến lợi ích của các nông dân Mỹ. “Liên minh châu Âu sẽ bắt đầu, hầu như ngay lập tức, mua thật nhiều đậu nành,” ông nói với các phóng viên.

Kloeckner, phát biểu bên lề cuộc họp G20 ở Buenos Aires, rằng số lượng đậu nành châu Âu sẽ nhập khẩu vẫn chưa được quyết định.

EU được dự kiến sẽ nhập khẩu 15.3 tấn đậu nành trong vụ mùa năm 2018/19, theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ vào ngày 12/7. Hoa Kỳ là nước xuất khẩu hạt có dầu lớn thứ hai trên thế giới sau Brazil.

Sau cuộc họp vào thứ Tư tại Nhà Trắng, Ông Trump đồng ý không áp thuế ô tô trong khi Liên Minh châu Âu và Hoa Kỳ bắt đầu các thảo luận cắt giảm các hàng rào thương mại khác.

Ông Trump đã phải đối mặt với phản ứng mạnh từ một số nông dân vùng Trung Tây và các nhà làm luật sau khi thông báo vào thứ Ba một gói hỗ trợ trị giá 12 tỷ USD cho các nông dân bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Trung Quốc đã áp thuế lên nông sản trong đó có đậu nành sau khi Mỹ áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc.

“Nhiều nông dân Mỹ hiện đang chịu nhiều áp lực trước hết bởi các khoản thuế trả đũa và họ đang chịu đựng rất nhiều,” bà Kloeckner nói.

“Nếu ta nhớ rằng nhiều người trong số những nông dân này ủng hộ ông Trump, họ thật sự đã cảm nhận được áp lực. Tôi cho rằng điều này giúp ông Trump hiểu ra các khoản thuế này có thể có hại và ông hiện đã kềm chế và chúng tôi đang tiến đến một tình huống tích cực hơn.”

Những quan chức châu Âu cũng tỏ ra nhẹ nhõm sau khi ông Trump và ông Juncker đồng ý giải quyết cuộc tranh chấp thương mại xuyên Đại Tây Dương.

“Đây là điều tốt cho cả EU và Hoa Kỳ khi đến với nhau và đồng ý tiếp tục đàm phán thay vì khiến cuộc tranh chấp thương mại tệ hại hơn,” bà Kloeckner nói thêm.

Trường Sơn lược dịch
Theo Reuters

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1