Doanh nghiệp Thứ ba, 23/10/2018, 14:58 GMT+7
Vụ Khashoggi và hậu quả ảnh hưởng như thế nào đến kinh doanh toàn cầu

Vụ mất tích và cái chết của nhà báo người Saudi, ông Jamal Khashoggi, đã khiến giới kinh doanh toàn cầu chấn động, đưa những đầu tư dự kiến, các quan hệ hợp tác và dự án trong các lĩnh vực ngân hàng, vận tải và kỹ thuật vào chốn mơ hồ.

o23 khashoggi

Các lãnh đạo doanh nghiệp đã cách xa Saudi Arabia từ khi ông Khashoggi, một nhà báo của Tờ Washington Post, một người chỉ trích chính phủ Saudi biến mất sau khi bước vào lãnh sự quán Saudi ở Thổ Nhĩ Kỳ vào đầu tháng này. Riyadh, vốn từng phủ nhận không có bất kỳ liên hệ nào với việc ông này mất tích trong gần ba tuần, vào thứ Sáu, 18/10, cho biết ông Khashoggi đã chết trong một cuộc ẩu đả có liên quan đến hơn 10 quan chức Saudi bên trong lãnh sự quán. Thủ Tướng Đức, bà Angela Merkel không chấp nhận tuyên bố của Saudi. “Từ phía Saudi Arabia, chúng tôi mong muốn có được sự minh bạch về cái chết và hoàn cảnh diễn ra. Thông tin cung cấp cho các lãnh sự quán ở Istanbul là không đầy đủ,” bà nói.

Câu hỏi về những gì đã xảy ra, về việc chính quyền Saudi có khả năng có liên can, đe dọa làm phức tạp hơn những nỗ lực hiện tại của Saudi Arabia nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và đa dạng hóa nền kinh tế đến năm 2030, dù các nhà phân tích cho rằng tác động về lâu dài vẫn chưa rõ và một số thỏa thuận vũ khí và năng lượng lâu dài dường như không bị ảnh hưởng.

Quan hệ của Saudi với Thung Lũng Silicon đang được xem lại

Quỹ đầu tư quốc gia của Saudi Arabia là nhà đầu tư chủ chốt trong các công ty công nghệ Mỹ. Quỹ này cung cấp gần một nửa số tiền cho 93 tỷ USD của SoftBank Vision Fund, nơi đầu tư vào những công ty như WeWork, Slack và DoorDash.

CEO của SoftBank, ông Masayoshi Son, thường nói về một Vision Fund thứ hai, nhưng những kế hoạch này hiện có thể bị hoài nghi. Các công ty ở thung lũng Silicon có thể từ chối tiền của Vision Fund vì họ không muốn “có liên quan đến cái họ có thể xem là những đồng tiền máu,” Amir Anvarzadeh, một chiến lược gia tại Asymmetric Advisors.

Asymmetric Advisors đã đưa SoftBank ra khỏi danh mục các đề cử chứng khoán chính vào đầu tuần trước. Giá cổ phiếu của công ty Nhật đã giảm gần 15% từ khi ông Khashoggi biến mất ngày 2/10, bị ảnh hưởng bởi quan ngại về các liên hệ của hãng với Saudi và đợt các chứng khoán kỹ thuật bán tháo trên diện rộng.

CEO Uber, ông Dara Khosrowshahi, đã rút khỏi một hội nghị doanh nghiệp quan trọng, nơi ông dự kiến sẽ có bài phát biểu, với lý do ông quan ngại về những báo cáo cho đến nay về Jamal Khashoggi.” Thông báo của ông đặc biệt quan trọng bởi quỹ đầu tư quốc gia Saudi Arabia là một cổ đông lớn của Uber. Trong năm 2016, quỹ này đã đầu tư 3.5 tỷ USD vào startup gọi xe này.

Các mối quan hệ với Google, Amazon và Apple cũng có thể chịu áp lực vì sự biến mất của ông Khashoggi. Vào mùa xuân, Thái tử Mohammed bin Salman đã đến thăm trụ sở của các công ty công nghệ hàng đầu tại Mỹ và chụp hình cùng các CEO của Apple, Amazon và Google. Gần đây, được biết Apple đang đàm phán để mở một Apple Store ở Saudi Arabia, trong khi Amazon đang khảo sát mở rộng kinh doanh Web Services để hỗ trợ các doanh nghiệp Saudi. Google đang thảo luận xây dựng các trung tâm dữ liệu cho Aramco, người khổng lổ dầu khí của saudi. Các công ty này vẫn chưa đưa ra bình luận liệu họ có tiếp tục theo đuổi các mối quan hệ với Saudi Arabia trong tương lai hay không.

Các nhà phân tích cho rằng các công ty công nghệ đang gặp khó khăn với việc tiếp tục làm việc như thế nào.

Lãnh đạo nước ngoài thoái thác hội nghị đầu tư

Hậu quả của việc ông Khashoggi biết mất ảnh hưởng đến danh sách khách mời trong hội nghị Sáng Kiến Đầu tư Tương lai của Thái tử bin Salman, được biết đến với tên “Davos vùng sa mạc,” dự kiến khai mạc vào thứ Ba, 23/10 tại Riyadh. Hội nghị là một phần trong kế hoạch Tầm nhìn 2030 nhằm phá thế phụ thuộc của Saudi Arabia với dầu mỏ.

Tất cả các đối tác truyền thông của hội nghị, trong đó có CNN, Fox Business và New York Times, đều đã rút lui.

Ngoài ra, một số nhà điều hành nổi tiếng cũng rút khỏi hội nghị. CEO Jamie Dimon của JPMorgan Chase, CEO Diane Greene của Google Cloud và Chủ tịch Điều hành Ford, Bill Ford, thuộc nhóm những người rút khỏi hội nghị. Ngoài ra, còn có Bộ Trường Tài chính Mỹ, Steve Mnuchin, Giám đốc điều hành IMF, Christine Lagarde và nhà điều hành Goldman, Dina Powell, một cựu cố vấn cho nội các ông Trump. Những lãnh đạo ngân hàng châu Âu hàng đầu, trong đó có HSBC CEO John Flint, Credit Suisse CEO Tidjane Thiam Standard Chartered (SCBFF) CEO Bill Winters và London Stock Exchange CEO David Schwimmer cũng quyết định không tham dự hội nghị nữa.

SoftBank CEO Masayoshi Son chưa cho biết ông có tham dự hội nghị hay không.

Kế hoạch đa dạng hóa kinh tế gặp phải rào chắn

Như hội nghị dự kiến xúc tiến, Kế hoạch Tầm nhìn 2030 của Thái tử bin Salman gặp phải áp lực quốc tế. Richard Branson tạm dừng tham gia vào hai dự án thành lập một điểm đến du lịch ở Biển Đỏ. Ông Branson cũng ngừng các thảo luận với người Saudi về một đầu tư vào các doanh nghiệp vũ trụ của Virgin.

Trong một tuyên bố vào ngày 11/10, ông Branson nói, “Những gì được biết đã diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ xung quanh sự biến mất của nhà báo Jamal Khashoggi, nếu được chứng minh là thật, rõ ràng sẽ thay đổi khả năng làm ăn của bất kỳ ai trong chúng ta ở phương Tây với chính quyền Saudi.”

Những lãnh đạo doanh nghiệp khác và cựu bộ trưởng năng lượng Mỹ Ernest Moniz, cũng rút khỏi ban cố vấn của NEOM, một sự án xây dựng thành phố không khí thải với các xe tự hành và máy bay chở khách không người lái.

Chứng khoán Saudi lao dốc

Chỉ số thị trường chứng khoán chính của Riyadh đã lao dốc 7% vào ngày 14/10 vì các loo ngại về cấm vận của Mỹ. Khoản giảm này quét sạch các khoản tăng trong năm 2018 của chỉ số này. Tadawul All Share Index mất gần 5% so với mức cao trong một tháng.

Saudi Arabia nhắc nhở thế giới về quyền lực dầu mỏ

Cái chết của ông Khashoggi và những hậu quả chính trị có thể có đã phủ bóng đen lên thị trường dầu.

Các cấm vận đối với ngành năng lượng Iran sẽ có hiệu lực vào ngày 5/11 và các câu hỏi bao nhiêu thùng dầu Iran sẽ bị loại đi và Saudi Arabia có thể - hoặc sẽ - bù cho cho khoản thiếu hụt này được bao nhiêu vẫn treo lơ lửng. Saudi Arabia đã đe dọa trả đũa bất kỳ lệnh cấm vận nào Hoa Kỳ có thể đưa ra vì vụ Khashoggi.

Trong khi Saudi Arabia khó có khả năng ngay lập tức cắt nguồn sản xuất, vương quốc này cũng có thể không vội vàng gì đi ứng cứu. Saudi Arabia có thể quyết định chậm rãi nâng sản lượng trong tương lai.

Theo số liệu từ OPEC, Saudi Arabia bơm khoảng 10.5 triệu thùng/ngày. Nước này trước đó cho biết họ sẳn sàng, cùng với Nga, lấp đầy khoản trống tạo ra vì những cấm vận của Mỹ chống Iran.

Trong khi đó, những thỏa thuận năng lượng khác vẫn tiếp tục. Đầu tháng này, Saudi Aramco và tập đoàn năng lượng Pháp Total đã ký một thỏa thuận bắt đầu tiến hành các kế hoạch cho một khu phức hợp hóa dầu trị giá 5 tỷ USD tại Saudi Arabia.

Phong Lữ lược dịch
Theo CNN

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1