Giá dầu trượt dốc khi ca nhiễm virus corona tăng, căng thẳng Mỹ -Trung gây áp lực lên thị trường |
Giá dầu đi xuống vào thứ Hai, 27/7, khi các ca nhiễm virus corona tăng và căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đẩy các nhà đầu tư về phía các tài sản trú ẩn an toàn. Dầu thô Brent giảm 10 cent (0.2%) xuống $43.24/thùng lúc 0041 GMT trong khi dầu thô WTI ở mức $41.24/thùng, giảm 5 cent. Giá dầu giảm phản ánh những động thái trên các thị trường tài chính lớn hơn ở châu Á trong bối cảnh lo ngại căng thẳng leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sau khi các đại sứ quán ở Houston và Thành Đô đóng cửa. Trong khi đó các ca nhiễm virus corona toàn cầu đã vượt quá 16 triệu. Tuy nhiên, giá dầu Brent vẫn đang trên đà có được khoản tăng hàng tháng thứ tư liên tiếp trong tháng Bảy trong khi dầu WTI sẽ tăng trong tháng thứ ba nhờ các khoản cắt giảm chưa từng có từ Tổ chức các nước xuất khẩu Dầu và các đồng minh trong đó có Nga, cũng như ở Hoa Kỳ, đã đẩy giá lên. Nhu cầu dầu cũng được cải thiện từ trong quý hai, hỗ trợ cho giá, dù con đường phục hồi không như nhau do Hoa Kỳ và một nơi khác trên thế giới phải áp đặt phong tỏa trở lại, làm hạn chế mức tiêu thụ. Các nhà đầu tư cũng đang theo dõi tác động của bão Hanna đã ập vào bờ biển Texas cuối tuần qua, đe dọa gây mưa lớn ở Texas và Mexico. Vào thứ Sáu, các hãng sản xuất dầu và khí đốt cũng như các nhà máy lọc dầu cho biết họ dự kiến cơn bão sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất. Giá dầu phục hồi cũng khuyến khích những nước sản xuất hàng đầu thế giới tăng sản lượng và xuất khẩu trở lại. Số giàn khoan của Mỹ đã tăng trong tuần đầu tiên kể từ tháng Ba sau khi các nhà sản xuất thêm một giàn khoan nữa, theo số liệu của Baker Hughes, một dấu hiệu cho thấy sự suy giảm sản lượng dầu của Hoa Kỳ có thể đã chạm đáy. Xuất khẩu dầu của Nga từ các cảng phương Tây sẽ tăng 36% trong tháng Tám so với tháng Bảy, theo kế hoạch tải sơ bộ và các tính toán của Reuters. Quốc gia xuất khẩu hàng dầu đầu thế giới Saudi Arabia một lần nữa đứng đầu bảng xếp hạng các bên cung cấp dầu thô cho Trung Quốc trong tháng Sáu, với 2.16 triệu thùng/ ngày, gần 17% lượng nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng đó. Trường Sơn lược dịch
Theo Reuters
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|