Thị trường Thứ hai, 20/07/2020, 15:17 GMT+7
Các lãnh đạo EU vật lộn với 'nhiệm vụ bất khả thi' tại hội nghị thượng đỉnh về kế hoạch phục hồi

Các lãnh đạo EU đứng trước bế tắc vào thứ Hai, 20/7, sau ba ngày tranh cãi về kế hoạch phục hồi các nền kinh tế bị đại dịch COVID-19 tấn công, nhưng chủ tịch hội nghị thượng đỉnh kéo dài gần như kỷ lục của họ vẫn kêu gọi thực hiện nỗ lực cuối cùng với “nhiệm vụ bất khả thi” này.

jl20 eu

Charles Michel đã nhắc nhở 27 nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu rằng hơn 600,000 người đã chết vì virus corona trên toàn thế giới, và họ phải hợp tác cùng nhau khi đối mặt với một cuộc khủng hoảng chưa từng có.

“Hy vọng của tôi là chúng tôi đạt được thỏa thuận và tin tốt ... ngày mai là EU đã hoàn thành một nhiệm vụ bất khả thi,” Chủ tịch Hội đồng Châu Âu nói trong bữa ăn tối thứ ba liên tiếp tại trung tâm hội nghị Brussels. “Đây là mong muốn chân thành của tôi ... sau ba ngày làm việc không ngừng nghỉ.”

Các lãnh đạo đang mâu thuẫn với nhau về cách tạo một ngân quỹ phục hồi cực lớn nhằm giúp đưa châu Âu thoát khỏi cuộc suy thoái kinh tế sâu sắc nhất kể từ Thế chiến thứ hai, và những gì sẽ gắn kết với các quốc gia được hưởng lợi từ nguồn quỹ này.

Các nhà ngoại giao cho biết các lãnh đạo có thể từ bỏ hội nghị thượng đỉnh này và thử lại một thỏa thuận khác vào tháng tới, nhưng họ lại đàm phán vào đầu giờ thứ Hai, có khả năng sẽ vẫn có một thỏa thuận.

Trên bàn đàm phán là gói 1.8 nghìn tỷ euro (2.06 nghìn tỷ USD) cho ngân sách dài hạn tiếp theo và quỹ phục hồi của EU.

750 tỷ euro được đề xuất cho quỹ phục hồi sẽ được Ủy ban điều hành Châu Âu của EU huy động trên danh nghĩa của họ ở các thị trường vốn, đây sẽ là một bước lịch sử hướng tới hội nhập rộng lớn hơn, và chủ yếu hướng đến những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề ở vành đại Địa Trung Hải.

Thà tham vọng còn hơn vội vã

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cho rằng sẽ tốt hơn nếu các lãnh đạo đồng ý một gói viện trợ “nhiều tham vọng” hơn là có một thỏa thuận nhanh chóng bằng mọi giá.

“Một cách lý tưởng, thỏa thuận của các nhà lãnh đạo nên có tham vọng về quy mô và cơ cấu của gói ngân sách... ngay cả khi phải mất thêm một chút thời gian,” bà nói.

Các bình luận của bà Lagarde cho thấy bà khá thoải mái trước khả năng có một phản ứng bất lợi trên thị trường tài chính nếu hội nghị thượng đỉnh thất bại, đặc biệt khi ECB có nguồn quỹ chiến tranh trị giá 1 nghìn tỷ euro để mua nợ chính phủ.

Một nhóm các quốc gia “tiết kiệm” giàu có ở Bắc Âu, đã kêu gọi một quỹ phục hồi nhỏ hơn và tìm cách hạn chế cách phân chia giữa các khoản tài trợ và các khoản nợ phải trả.

Các đàm phán căng thẳng, dù có ngắn hơn một chút so với hội nghị thượng đỉnh EU ở Nice cách đây 20 năm, nhấn mạnh khoảng cách giữa EU phía bắc và EU phía nam.

Thủ tướng Ý Giuseppe Conte cáo buộc Hà Lan và các đồng minh - Áo, Thụy Điển, Đan Mạch và Phần Lan - về việc “tống tiền”.

Quan điểm của Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, phản ánh thực tế chính trị ở đất nước ông, nơi các cử tri phẫn nộ với việc Hà Lan, tính theo tỷ lệ, là một trong những bên đóng góp lớn nhất cho ngân sách EU.

Ông và đảng VVD bảo thủ của mình phải đối mặt với thách thức mạnh mẽ từ các đảng cực hữu châu Âu trong cuộc bầu cử vào tháng Ba tới.

Một nỗ lực nhằm đạt được một thỏa hiệp đã thất bại vào Chủ nhật. Thỏa thuận dự tính với 400 tỷ euro tài trợ - giảm so với mức đề xuất 500 tỷ euro - đã bị các quốc gia phía bắc phản đối. Theo họ 350 tỷ euro là tối đa.

Cũng có những bất đồng về cơ chế pháp quyền mới được đề xuất theo đó có thể đóng băng tài trợ đối với những quốc gia không tuân thủ các nguyên tắc dân chủ. Hungary, được Ba Lan ủng hộ, đã đe dọa phủ quyết gói nếu việc giải ngân được thực hiện tùy vào việc đáp ứng các điều kiện để duy trì luật pháp.

Đối với một số bên, hội nghị thượng đỉnh là thời điểm quan trọng trong gần 70 năm hội nhập châu Âu và không đạt được sự nhất trí có thể làm nản long các thị trường tài chính cũng như dẫn đến nghi ngờ về tương lai của khối.

Khánh Lâm lược dịch
Theo Reuters

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1