Thị trường Thứ tư, 08/07/2020, 09:36 GMT+7
Chi tiêu hộ gia đình của Nhật Bản giảm kỷ lục do hạn chế đi lại, ăn uống

Chi tiêu hộ gia đình Nhật Bản giảm với tốc độ nhanh nhất trong tháng Năm khi người tiêu dùng tuân thủ lời kêu gọi của các cơ quan chức năng ở nhà để ngăn chặn đại dịch virus corona, đẩy nền kinh tế lớn thứ ba thế giới xuống sâu hơn vào suy thoái.

jl8 jap

Chi tiêu giảm mạnh sẽ làm tăng áp lực đối với các nhà hoạch định chính sách muốn đẩy mạnh các hoạt động nhằm khôi phục niềm tin giữa các doanh nghiệp và đặc biệt là người tiêu dùng.

Chi tiêu hộ gia đình đã giảm 16.2% trong tháng Năm so với một năm trước, theo dữ liệu của chính phủ vào thứ Ba, 7/7, giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ khi dữ liệu so sánh có vào năm 2001.

Khoản giảm, lớn hơn dự báo giảm 12.2%, kéo dài khoản giảm 11.1% trong tháng Tư.

Chi tiêu dự kiến sẽ phục hồi chậm và khá mong manh vì các hộ gia đình vẫn miễn cưỡng mở hầu bao ngay cả sau khi tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc được dỡ bỏ trong tháng Năm.

“Tốc độ phục hồi đáng lo ngại,” theo Atsushi Takeda, trưởng kinh tế tại Viện nghiên cứu kinh tế Itochu.

“Dù chính phủ đã triển khai các biện pháp chính sách, nhưng rất khó để tác động của họ nhanh chóng có kết quả.”

Bức tranh không đồng nhất

Tuy nhiên, Ngân hàng Nhật Bản được dự kiến sẽ duy trì quan điểm trong báo cáo hàng quý vào tuần tới rằng kinh tế sẽ dần hồi phục vào cuối năm nay.

Dữ liệu vào thứ Ba cho thấy chi tiêu cho khách sạn, giao thông và ăn uống giảm mạnh khi mọi người ở nhà.

Mặt khác, các chính sách ở nhà lại thúc đẩy chi tiêu cho thịt lợn và thịt bò, rượu và các sản phẩm vệ sinh như khẩu trang và khăn giấy.

Năm ngoái, kỳ nghỉ 10 này chưa từng có trong Tuần lễ vàng kỷ niệm ngày lên ngôi của Thái tử Naruhito đã khiến chi tiêu rõ rệt giảm hơn, một phần do chi tiêu lớn hơn cho du lịch vào năm 2019, một quan chức chính phủ cho biết.

Nhìn chung, triển vọng chi tiêu hộ gia đình trong những tháng tới khá mờ mịt do tình trạng mất việc dự kiến gia tăng, đặc biệt trong các công ty thuộc ngành dịch vụ, vốn đang chịu áp lực.

Số liệu khác vào thứ Ba cho thấy tiền lương thực tế được điều chỉnh theo lạm phát giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 6/2015, tăng thêm các dấu hiệu căng thẳng trên thị trường lao động.

Các nhà hoạch định chính sách hy vọng nhu cầu trong nước khởi sắc sẽ đủ mạnh để kinh tế phục hồi, miễn là Nhật Bản có thể ngăn được làn sóng nhiễm virus corona lớn thứ hai.

Chính phủ đã tập hợp hai gói chi tiêu trị giá 2.2 nghìn tỷ USD để hóa giải tác động từ đại dịch, trong đó có các khoản tiền mặt trị giá 100,000 yen ($932) cho mỗi người dân.

Nhưng chi tiêu có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn trong tương lai nếu triển vọng kinh doanh tồi tệ hơn buộc các công ty phải giảm tiền thưởng cho công nhân, đặc biệt trong mùa đông, hoặc sa thải nhiều công nhân hơn.

“Điều đó có thể khiến mức thu nhập giảm hơn nữa,” theo Takeshi Minami, trưởng kinh tế tại Viện nghiên cứu Norinchukin.

“Tôi cho rằng giai đoạn tiêu thụ xấu đi sẽ tăng mạnh trong nửa cuối năm nay.”

Khánh Lâm lược dịch
Theo Reuters

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1