Hầu hết các nền kinh tế Đông Nam Á sẽ gặp khó khăn để tăng trưởng - ngay cả khi một số thành công trong việc kềm chế virus |
Một số nền kinh tế ở Đông Nam Á đã thành công hơn trong việc ngăn chặn virus corona bùng phát - nhưng những bất ổn toàn cầu sẽ hạn chế mức độ phục hồi kinh tế trong khu vực, theo một nhà kinh tế từ ngân hàng Nhật Bản Nomura. “Nói chung, đối với khu vực này ... tối đa sẽ là sự phục hồi hình chữ U bởi vẫn còn nhiều điều không chắc chắn và tôi cho rằng những rủi ro vẫn đang nghiêng về hướng đi xuống,” theo Euben Paracuelles, nhà kinh tế khu vực Asean của Nomura. Phục hồi hình chữ U thường có nghĩa là một nền kinh tế sẽ ở dưới đáy suy thoái trong thời gian dài hơn trước khi hồi phục dần. Ông giải thích dù Thailand dường như khá thành công trong kềm chế virus bùng phát, nền kinh tế nước này vẫn sẽ bị “kéo lùi đáng kể” do du lịch lao dốc. Ảnh hưởng từ ngành du lịch có thể sẽ tiếp tục cho đến khi các biện pháp kiểm soát biên giới được nới lỏng hoặc có vaccine - cho phép mọi người đi du lịch trở lại, ông nói thêm. Một báo cáo được Hội nghị Thương mại và Phát triển của Liên Hợp Quốc công bố vào tháng trước cho rằng Thailand là một trong những quốc gia có thể chịu thiệt hại kinh tế lớn nhất từ những mất mát trong ngành du lịch. Trong kịch bản lạc quan nhất, Thailand sẽ mất 9%, tương đương khoảng 47.7 tỷ USD, tổng sản phẩm quốc nội. Trước đại dịch virus corona, “động cơ kinh tế chính duy nhất của Thailand thực sự là du lịch và các ngành liên quan,” ông Paracuelles nói. “Mất đi điều đó, thực sự không có nhiều điều để thúc đẩy kinh tế.” Trong khi đó, Singapore đã nới lỏng một phần các biện pháp phong tỏa trong hơn một tháng - nhưng một đợt bùng phát virus corona mới trên toàn cầu có thể đe dọa nhu cầu ở nước ngoài đối với hàng hóa và dịch vụ của nước này, nhà kinh tế nói. Nền kinh tế Singapore phụ thuộc vào nhu cầu bên ngoài do thị trường nội địa nhỏ. Các quốc gia vẫn đang vật lộn với dịch bệnh Indonesia và Philippines - hai quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á - vẫn đang gặp khó khăn để kiểm soát sự lây lan trong nước của Covid-19. Cả hai nền kinh tế đều chịu thiệt hại. Indonesia hôm thứ Tư ghi nhận khoản suy giảm kinh tế đầu tiên trong hơn hai thập kỷ sau khi GDP quý hai giảm 5.3% so với một năm trước, trong khi Philippines vào thứ Năm công bố mức giảm 16.5% so với cùng kỳ năm trước - mức cao nhất trong lịch sử. Philippines trong tuần này cũng thắt chặt phong tỏa thủ đô Manila và các tỉnh lân cận - một động thái sẽ tiếp tục đánh vào hoạt động kinh tế, ông Paracuelles nói. Nhà kinh tế cho rằng cả hai chính phủ đang đối mặt với tình trạng cấp bách hơn trong hỗ trợ nền kinh tế. Ông lưu ý chính phủ Philippines đã không chi tiêu nhiều như một số quốc gia trong khu vực để thúc đẩy kinh tế. “Nếu không cấp bách hỗ trợ, tôi e rằng điều đó sẽ dẫn đến nhiều mối lo ngại hơn, tình trạng kinh doanh bấp bênh sẽ vẫn ở mức cao và do đó cản trở bất kỳ sự phục hồi nào,” ông nói. Đối với Indonesia, theo ông Paracuelles chính quyền càng mất nhiều thời gian kiểm soát ổ dịch, càng khó có biện pháp kích thích để hóa giải tác động vào nền kinh tế. Khánh Lâm lược dịch
Theo CNBC
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|