Pháp: Kỷ lục mới cho xuất khẩu nước hoa và mỹ phẩm |
Xuất khẩu vẫn tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng trong ngành mỹ phẩm Pháp. Với mức tăng 4.4% trong năm 2015, Pháp đã đạt kỷ lục mới 11.8 tỷ euro, theo các thống kê từ Liên đoàn các công ty mỹ phẩm Pháp (FEBEA). Doanh số sản phẩm trang điểm có tăng trưởng nhiều nhất, và Trung Đông, châu Á tiếp tục là những khu vực sôi động nhất.
Bất chấp tăng trưởng quốc tế chậm lại, ngành mỹ phẩm Pháp (nước hoa, sản phẩm chăm sóc da, trang điểm, chăm sóc tóc, đồ dùng vệ sinh,…) vẫn phát triển trên toàn cầu: Doanh số xuất khẩu của các công ty mỹ phẩm hoạt động tại Pháp tiếp tục tăng trong năm 2015, với mức tăng 4.4%. Cân bằng thương mại của mảng mỹ phẩm – mảng có số liệu lạc quan đứng thứ ba trong cân bằng thương mại Pháp sau ngành hàng không và rượu vang và rượu mạnh – lần đầu tiên đã vượt qua 9 tỷ euro.
“Chính hình ảnh các sản phẩm Pháp được liên tưởng đến chất lượng và tính chuyên nghiệp đã giúp Pháp luôn là nước dẫn đầu trong mảnh này trên toàn cầu,” FEBEA giải thích. Mảng mỹ phẩm cũng được lợi nhờ tỷ giá giữa euro và dollar. Các sản phẩm chăm sóc da và nước hoa vẫn là là những động lực chính đối với xuất khẩu mỹ phẩm Pháp, bởi hai loại sản phẩm này chiếm 75.5% tổng doanh số xuất khẩu Pháp, lần lược là 42.5% và 33%. Dù tỷ trọng thấp hơn nhiều, sản phẩm trang điểm vẫn tỏ ra rất sôi động, với lượng hàng xuất khẩu tăng 17% đối với sản phẩm trang điểm dành cho môi, 10% trang điểm dành cho mắt và 12% phấn phủ. Thị phần gia tăng ở Liên minh châu Âu Liên Minh châu Âu cho đến nay vẫn là khách hàng đầu tiên của mỹ phẩm và nước hoa “Made-in-France” trên thế giới. Về giá trị, gần một nửa sản phẩm xuất khẩu Pháp trong mảng này (48.9%) được bán ở các nước châu Âu. Trong thị trường này, ngành mỹ phẩm Pháp vẫn tiếp tục có thêm thị phần, so với các nước láng giềng lân cận, bởi xuất khẩu của Pháp tăng 5.8%, và cân bằng thương mại với Liên minh châu Âu cũng đang trên đà đi lên (+5.1%). Đức vẫn là khách hàng hàng đầu của nước hoa và mỹ phẩm Pháp, theo sau là Vương quốc Anh, Tây Ban Nha và Italy. Trong số năm khách hàng hàng đầu của ngành mỹ phẩm Pháp, chỉ có Mỹ, đứng thứ hai, là không thuộc Liên minh châu Âu. Sự năng động của nền kinh tế Mỹ và đồng euro yếu hơn dollar thật sự mang đến khá nhiều lợi thế cho mỹ phẩm Pháp. Doanh số sản phẩm bán đến Mỹ của ngành tăng đến 15% về giá trị, đạt 1.1 tỷ euro. Những khó khăn kinh tế của Nga và sự sụp đổ của đồng tiền nước này lại mang đến hiệu ứng ngược lại. Cân bằng thương mại đến Nga giảm mạnh (-44%). Châu Á chậm lại và cạnh tranh nổi lên Ở châu Á, tình hình khá tương phản. Xuất khẩu đến Trung Quốc vẫn tăng trong năm 2015, tăng 8% so với năm 2014. Nhưng kinh tế suy giảm khá mạnh, bởi mức tăng đã từng đạt 16.5% trong năm 2014, so năm 2013, và 17.5% trong năm 2013, so với năm 2012. Doanh số đến Hong Kong và Đài Loan lần lượt giảm 11.5% và 14.5% so với một năm trước. Tương tự, doanh số đến Hàn Quốc và Nhật Bản giảm lần lượt 8.2% và 6.8%.
Ngược lại, mỹ phẩm Pháp nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc tăng khá nhiều, thậm chí nếu cân bằng thương mại với những nước này vẫn rất khả quan đối với Pháp. Phục hồi từ Nam Mỹ Với sự thúc đẩy từ United Arab Emirates (+14%) và Saudi Arabia (+11%), khu vực Trung Cận Đông tăng trưởng 12% trong một năm. Xuất khẩu đến châu Phi tăng gần 3% so với năm 2014. Trên hết, châu Mỹ Latin làm tất cả mọi người ngạc nhiên. Khu vực này tăng trưởng trở lại với mức tăng 3.7% trong xuất khẩu cho cả năm 2015. Chẳng hạn, dù đồng tiền Brazil mất giá mạnh và kinh tế đang suy thoái, xuất khẩu nước hoa và mỹ phẩm Pháp đến nước này vẫn tăng 1.30%, những quốc gia khác trong khu vực thậm chí còn tốt hơn, như Mexico (+12%) hay Peru (+14.3%).
“Những kết quả khả quan của mảng mỹ phẩm có thể được giải thích bởi sự đa dạng và chất lượng của sản phẩm Pháp, đại diện cho phần lớn những công ty hoạt động tại Pháp, bởi họ có thể thích nghi và đáp ứng những nhu cầu và các điều kiện thị trường rất khác nhau,” Chủ tịch FEBEA, ông Patrick O’Quin kết luận. Khánh Lâm lược dịch
Theo Premium Beauty News
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|