Kinh Tế Tiêu Dùng Thứ hai, 08/06/2015, 09:52 GMT+7
Mỹ phẩm tự nhiên và hữu cơ thu hút người tiêu dùng châu Á

Nhận thức của người tiêu dùng gia tăng, lối sống thay đổi, thu nhập tăng, các mối quan tâm đến sức khỏe và môi trường sẽ là những động lực thúc đẩy doanh số các mỹ phẩm tự nhiên và hữu cơ ở châu Á. Trong khi Trung Quốc vẫn là thị trường trọng điểm nhất, các quốc gia như Thailand, Malaysia, Indonesia và Singapore dự kiến sẽ ghi nhận những mức tăng trưởng cao nhất.

j8 organic

Châu Á có một trong những thị trường phát triển nhanh nhất dành cho mỹ phẩm hữu cơ và tự nhiên. Theo hãng nghiên cứu thị trường Organic Monitor, doanh số bán dự kiến sẽ vượt một tỷ USD trong những năm sắp tới.

Trung Quốc và ASEAN thúc đẩy thị trường

“Thị trường lớn nhất ở tại Trung Quốc,” Organic Monitor nhấn mạnh. “Bất chấp nhiều thương hiệu xanh tẩy chay thị trường Trung Quốc, đây vẫn là thị trường nổi bật nhất châu Á. Những nhãn hàng cao cấp đang tiến vào thị trường Trung Quốc, bị thu hút bởi sức mua của người tiêu dùng. Nhật Bản là thị trường lớn thứ hai cho mỹ phẩm tự nhiên và hữu cơ ở châu Á.”

Với một định nghĩa rộng hơn về mỹ phẩm hữu cơ và tự nhiên, Future Market Insights đánh giá doanh số của những sản phẩm này ở các quốc gia ASEAN chỉ đạt 2.5 tỷ USD trong năm 2014 và dự kiến đạt 4.4 tỷ USD cho đến năm 2020, với mức tăng trưởng CAGR 9.5%. “Thị trường Mỹ phẩm hữu cơ ASEAN dự kiến sẽ chiếm gần 6.6% thị trường mỹ phẩm hữu cơ toàn cầu cho đến năm 2020,” theo một báo cáo gần đây của hãng.

Thailand và Indonesia, chiếm 53.8% thị trường mỹ phẩm tự nhiên và hữu cơ ASEAN trong năm 2014. Thailand dự kiến sẽ thống trị thị trường mỹ phẩm hữu cơ ASEAN nói chung, chiếm 29.3% thị phần cho đến năm 2020. Tuy nhiên, Singapore dự kiến sẽ có mức CAGR cao nhất, 9.8%, theo sau là Malaysia.

Các kênh bán lẻ

Theo Organic Monitor, những cửa hàng ý tưởng là kênh quan trọng nhất đối với mỹ phẩm tự nhiên và hữu cơ. “Nhiều nhãn hàng – Phương Tây và châu Á – đang mở những cửa hàng hoặc salon chuyên biệt cho các nhãn hàng của mình. Công ty Mỹ Aveda là hãng đi tiên phong với các salon ý tưởng trên khắp châu Á. Ngày càng nhiều các nhãn hàng châu Á như Forest Essential, cũng đầu tư vào các cửa hàng ý tưởng nhằm gia tăng hình ảnh và nhận thức đối với các dòng sản phẩm của mình.”

Tại ASEAN, cửa hàng nhượng quyền thương mại dự kiến sẽ có tăng trưởng hai con số và nổi lên như một kênh phân phối thống trị đối với các sản phẩm mỹ phẩm hữu cơ và tự nhiên. Theo Future Market Insights, các cửa hàng bách hóa được dự báo sẽ đứng vị trí thứ hai về CAGR.

Đánh bóng thương hiệu

Khi thị trường đi lên, Organic Monitor nhận thấy đánh bóng thương hiệu là một thách thức lớn đối với các nhãn hàng hữu cơ và tự nhiêu ở châu Á. “Châu Á tràn lan những lời quảng bá tự nhiên/hữu cơ không thật, trong số đó có những nhãn hàng đặt các logo và biểu tượng giả lên bao bì sản phẩm. Hệ quả là người tiêu dùng bị bối rối rất nhiều về các thành phần tự nhiên và hữu cơ. Tiếp thị là một khó khăn nữa, khi nhiều nhãn hàng không truyền đạt hữu hiệu các chứng nhận xanh của mình.”

Vì thế, các tiêu chuẩn trở nên ngày càng quan trọng. Các nhãn hàng thực hiện quy trình chứng nhận và nhiều nhà bán lẻ hữu cơ yêu cầu chứng nhận để “hợp thức hóa” các quảng bá tiếp thị của thương hiệu. Theo Organic Monitor, các tiêu chuẩn Ecocert là phổ biến nhất với tỷ lệ áp dụng cao nhất trong các nhãn hàng châu Á.

Phong Lữ lược dịch
Theo Premium Beauty News

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

banner qc1