Doanh nghiệp Thứ hai, 24/08/2020, 13:51 GMT+7
Đại dịch đang biến thành vũng lầy kinh doanh siêu đắt đỏ

Các doanh nghiệp sẽ cần áp dụng những biện pháp an toàn mới để chống lại sự lây lan của đại dịch virus corona. Điều đó sẽ thay đổi cách các công ty, nhân viên, khách hàng và chính phủ tương tác với nhau, và sẽ khiến khu vực tư nhân – cũng như khách hàng họ phục vụ - phải tiêu tốn khá nhiều.

ag24 pandemic

Các công ty sẽ phải đầu tư nhiều vào các biện pháp an toàn và những giao thức mới, trong nhiều trường hợp là thay đổi cách thức hoạt động. Theo một báo cáo mới từ cơ quan xếp hạng Moody's, điều đó sẽ khiến tiền đầu tư vào tăng trưởng và để trả nợ ít hơn.

Không phải tất cả các lĩnh vực sẽ phải thích ứng theo cùng cách giống nhau. Nhưng các văn phòng, chẳng hạn, tất cả sẽ phải thay đổi mạnh mẽ. Chúng sẽ phải an toàn trước virus để toàn bộ lực lượng lao động quay trở lại làm việc, đòi hỏi các công ty phải chi tiền để nâng cấp công nghệ và năng lực của mình. Ngay cả những nhân viên ở ngoài những điểm nóng lây nhiễm cũng sẽ mong muốn các biện pháp an toàn nhất định.

Đối với các nhà bán lẻ, đại dịch đã thúc đẩy nước Mỹ chuyển sang thương mại điện tử. Mua sắm trực tuyến bùng nổ trong đợt phong tỏa mùa xuân và những người tiêu dùng lo ngại về sự an toàn có thể sẽ tiếp tục thói quen này ngay cả khi các cửa hàng mở cửa trở lại. Điều này có nghĩa là các công ty sẽ phải cập nhật cách tiếp cận bán hàng, chuỗi cung ứng và các chiến lược hoạt động.

Các nhà bán lẻ đang gặp khó khăn với nhiều khía cạnh khác nhau của đại dịch. Dù một số không có đủ nhu cầu, những người khác phải vật lộn để đối phó với nhu cầu tăng vọt. Ví dụ, Amazon và Walmart đã thông báo họ sẽ thuê hàng trăm nghìn công nhân để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao.

Tất cả điều này có nghĩa là chi tiêu nhiều hơn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận và bảng cân đối kế toán. Nhiều khoản chi phí trong số này sẽ được chuyển cho khách hàng.

Nhiều người mua sắm trực tuyến hơn cũng sẽ ảnh hưởng đến lĩnh vực bất động sản và làm giảm giá trị bất động sản thương mại. Các cửa hàng thực sẽ tiếp tục đóng cửa - hàng chục nhà bán lẻ truyền thống đã phá sản trong năm nay.

Theo Moody’s, tất cả những thay đổi này cũng sẽ ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng của công ty.

Tỷ suất lợi nhuận thấp hơn và chi phí cao hơn, cũng như triển vọng tăng trưởng yếu hơn trong những năm phục hồi và tốc độ trả nợ chậm hơn, sẽ gây áp lực lên uy tín tín dụng của các công ty.

Cho đến nay, và không có gì đáng ngạc nhiên, Moody's đã hạ số lượng xếp hạng tín dụng nhiều nhất trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch, bao gồm ngành giải trí, các hãng du thuyền và nhà hàng, cũng như các hãng hàng không, vận chuyển, ô tô, trò chơi, bán lẻ và sản xuất định hướng xuất khẩu. Đối với các công ty trong những ngành này, hoạt động kinh doanh như thường lệ đã thay đổi đáng kể.

Phong Lữ lược dịch
Theo CNN

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1