Chúc mừng năm mới? Năm vấn đề kinh tế cần lưu ý trong năm 2022 |
Từ một biến thể Covid mới cho đến lạm phát tràn lan, nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro đáng sợ trong năm mới Sau những bất ổn trong hai năm qua, các chuyên gia kinh tế đều cho rằng năm 2022 sẽ yên tĩnh hơn. Nhưng vào cuối năm 2019, khi những báo cáo đầu tiên về một loại virus corona mới lọt ra từ Vũ Hán, Trung Quốc, ít người có thể tưởng tượng chỉ trong vài tháng nền kinh tế thế giới sẽ bị san phẳng bởi một đại dịch. Vậy những rủi ro lớn trong năm tới là gì? Một biến thể Covid mới làm trật bánh nền kinh tế toàn cầu Còn quá sớm để nói nghiêm trọng biến thể Omicron nghiêm trọng như thế nào, nhưng nó đã chấm dứt hy vọng cuộc sống sắp trở lại bình thường như trước đại dịch. Người tiêu dùng không còn cần phải được hướng dẫn để tuân thủ các hạn chế; thường họ đã tự kiểm soát hành vi của chính mình. Việc quay lại các đợt phong tòa toàn bộ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều. Dhaval Joshi, một nhà kinh tế tại BCA Research, cho biết sẽ có ngày càng nhiều biến thể xuất hiện và một trong số chúng sẽ gây rắc rối. Mối nguy từ một biến thể đến từ ba đặc tính: tính dễ lây lan; khả năng trốn tránh vaccine và khả năng miễn dịch tự nhiên; và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà biến thể này gây ra. “Vấn đề lớn không phải là liệu biến thể omicron có phải là một "siêu biến thể" hay không. Vấn đề lớn chính là, một biến thể mới sẽ là một "siêu biến thể." Lạm phát tăng cao Áp lực giá cả gia tăng bất ngờ là một trong những câu chuyện lớn của năm 2021. Ngân hàng Anh, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và Ngân hàng Trung ương Châu Âu đều bị bất ngờ khi lạm phát tăng mạnh, do sự kết hợp của giá năng lượng tăng, tình trạng thiếu lao động và các tắc nghẽn từ phía cung. Ngân hàng Trung ương Anh dự kiến chi phí sinh hoạt hàng năm sẽ tăng trên 5% vào tháng Tư tới nhưng sau đó bắt đầu giảm. Nhưng các ngân hàng trung ương sẽ phải đối mặt với một số quyết định khó khăn nếu lạm phát ăn sâu hơn dự tính. Ngay trước Giáng sinh, ngân hàng Saxo đã đưa ra 10 dự đoán “tàn khốc” về các sự kiện khó xảy ra nhưng bị đánh giá thấp cho năm 2022 và một trong số đó là vòng xoáy giá cả-tiền lương ở Mỹ khiến lạm phát của nền kinh tế lớn nhất thế giới lên trên 15%. Ngay cả mức tăng khiêm tốn hơn nhiều cũng sẽ khiến Fed phải thắt chặt chính sách quyết liệt. Trung Quốc chạm đến bộ đệm và chuyển xấu Trong nhiều năm, đã có suy đoán nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sắp trải qua một cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng và điều đó đã không xảy ra. Nhưng những vấn đề tồn động giờ đây bắt đầu kết hợp với những khó khăn hiện tại để tạo ra những gì có thể là một cơn bão hoàn hảo. Các vấn đề trong quá khứ được thể hiện qua các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm xử lý vụ phá sản của công ty bất động sản Evergrande và ngăn chặn các vấn đề của công ty này ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Cùng với nhiều công ty khác trong lĩnh vực này, Evergrande mở rộng quy mô khi Bắc Kinh nới lỏng chính sách và gặp khó khăn khi chính quyền thực hiện các bước để đối phó với nền kinh tế phát triển quá nóng. Trung Quốc đã thực hiện một cách tiếp cận không rủi ro đối với Covid-19 và là trung tâm của các vấn đề về phía cung của nền kinh tế toàn cầu. Khủng hoảng ở các thị trường mới nổi Đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ mất giá 30% chỉ trong tháng 11 đã cảnh báo các thị trường tài chính về nguy cơ khủng hoảng ở các thị trường mới nổi. Trên thực tế, hầu hết các vấn đề của Thổ Nhĩ Kỳ đều mang tính chất quốc gia đặc thù, gây ra bởi cách tiếp cận không chính thống đối với chính sách tiền tệ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdoğan. Các nhà kinh doanh tiền tệ không ấn tượng trước sự khăng khăng của ông Erdoğan rằng cách để đối phó với lạm phát tăng cao là giảm lãi suất. Niềm tin tại nền kinh tế thị trường mới nổi lớn khác được coi là có rủi ro cao - Argentina - cũng đang thiếu hụt. Tuy nhiên, có một vấn đề mang tính hệ thống hơn, đó là nhiều thị trường mới nổi đã vay rất nhiều bằng dollar Mỹ, thường sử dụng thu nhập xuất khẩu trong tương lai làm tài sản thế chấp. Trong trường hợp Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ thắt chặt chính sách, đồng dollar có khả năng mạnh lên, khiến các quốc gia nghèo hơn phải trả nợ nhiều hơn. Nếu kinh tế toàn cầu cũng tăng trưởng chậm lại, các quốc gia sẽ phải đối mặt với tình cảnh họa vô đơn chí. Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã cảnh báo về tình trạng nợ nần gia tăng. Sụp đổ tài chính Giá tài sản - cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản - đều tăng kể từ đợt bán tháo ban đầu khi đại dịch bắt đầu. Lãi suất chạm đáy và thị trường tài chính tràn ngập nguồn tiền từ các chương trình nới lỏng định lượng đã khiến việc chuyển nhà và vay tiền cho hoạt động đầu cơ rẻ hơn. Giá tài sản cũng đã được thúc đẩy bởi thông điệp gửi đi từ các ngân hàng trung ương rằng bất kỳ việc thắt chặt chính sách nào cũng sẽ hạn chế và diễn ra từ từ. Tuy nhiên, các nền kinh tế đã bắt đầu chậm lại sau một thời gian tăng trưởng vội vàng, một hệ quả từ các đợt phong tỏa. Rủi ro là dù hoạt động yếu hơn, các ngân hàng trung ương buộc phải tiến hành hành động chính sách tiền tệ quyết liệt hơn do lạm phát cao hơn dự kiến, làm mất đi chỗ dựa đã và đang hỗ trợ các tài sản có giá trị cao. Khánh Lâm lược dịch
Theo The Guardian
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|