Doanh nghiệp Thứ tư, 26/08/2020, 13:15 GMT+7
Vương quốc Anh hướng đến cấm siêu thị bán hàng từ nạn phá rừng

Theo các kế hoạch mới của chính phủ, các siêu thị ở Anh sẽ bị cấm bán thịt bò, đậu nành và những mặt hàng chủ chốt khác có nguồn gốc từ đất do phá rừng trái phép.

ag26 forest

Các doanh nghiệp lớn hoạt động tại Vương quốc Anh sẽ phải chứng minh các mặt hàng bao gồm đậu nành, ca cao và dầu cọ, trong chuỗi cung ứng của họ tuân thủ luật môi trường địa phương khi được sản xuất. Những công ty không làm được sẽ phải đối mặt với các khoản tiền phạt, theo tham vấn từ Cục Lương thực và Nông thôn Anh (Defra).

Những đề xuất này lần đầu tiên được đưa ra vào đầu năm nay bởi một hội đồng gồm các lãnh đạo doanh nghiệp do Ngài Ian Cheshire dẫn đầu được Defra ủy nhiệm nhằm xem xét cách thức Vương quốc Anh có thể cải thiện chiến lược sử dụng đất của mình.

Tuy nhiên, Defra đã từ chối lời kêu gọi từ ban hội thẩm về việc lĩnh vực tài chính cũng phải tuân theo nghĩa vụ thẩm định bắt buộc tương tự, để tránh việc họ cho vay và đầu tư tài trợ cho nạn phá rừng.

Thay vào đó, các quy tắc sẽ chỉ áp dụng cho “một số lượng tương đối nhỏ các doanh nghiệp lớn hơn”, những người có nhiều khả năng tác động đến các nhà sản xuất nhất, một phát ngôn viên của Cục cho biết.

Là chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về khí hậu Liên hợp quốc, COP26, Vương quốc Anh cũng đang tìm cách thể hiện vai trò lãnh đạo về môi trường trên trường quốc tế.

Chính sách này có thể gây thêm áp lực lên chính phủ Brazil, vốn đã đối mặt với những kêu gọi từ các nhà đầu tư tổ chức quản lý khoảng 3.7 nghìn tỷ USD từ bỏ một đề xuất họ cho rằng sẽ gia tăng thêm nạn phá rừng và vi phạm quyền của các nhóm người bản địa ở Amazon.

Defra cho biết nạn phá rừng chiếm 11% lượng khí nhà kính và phần lớn trong số đó là do sản xuất hàng hóa nông nghiệp. Ở một số nước, 90% rừng bị chặt phá bất hợp pháp.

Tại Vương quốc Anh, các siêu thị trong đó có Tesco Plc đã phải chịu áp lực mới để minh bạch hơn về các chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên, các nhà vận động tại Greenpeace cho rằng kế hoạch mới của chính phủ "thiếu sót nghiêm trọng" vì luật môi trường địa phương có thể không đầy đủ, đặc biệt ở Brazil.

Theo Elena Polisano, nhà vận động về rừng tại Greenpeace U.K: “Cũng không có gì để giải quyết thực tế là một số nhà sản xuất hàng hóa có thể có được dòng chữ ‘bền vững’nhưng vẫn tiếp tục phá rừng ở nơi khác, điều này chỉ đẩy vấn đề thành sân người khác thôi.”

Khánh Lâm lược dịch
Theo Bloomberg

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1