Doanh nghiệp Thứ tư, 19/08/2020, 14:49 GMT+7
BofA: Các công ty Mỹ - Âu phải tiêu tốn 1 nghìn tỷ dollar để di dời chuỗi cung ứng Trung Quốc của họ

Theo nghiên cứu mới của Bank of America (BofA), các công ty nước ngoài muốn chuyển các quy trình sản xuất của họ ra ngoài Trung Quốc vì virus corona có thể phải tiêu tốn 1 nghìn tỷ USD trong vòng 5 năm.

ag19 useu1

Tuy nhiên, ngân hàng cho rằng một động thái như thế có thể sẽ có lợi cho các công ty trong dài hạn.

Ngay cả trước khi xảy ra đại dịch, khảo sát của BofA với các nhà phân tích toàn cầu cho thấy các công ty đang chuyển hướng dần từ toàn cầu hóa sang cách tiếp cận mang tính bản địa hóa hơn khi nói đến chuỗi cung ứng của mình. Điều này là do một loạt các yếu tố đe dọa mạng lưới cung ứng cho các nhà máy hiện đại, bao gồm tranh chấp thương mại, quan ngại về an ninh quốc gia, biến đổi khí hậu và tự động hóa gia tăng.

Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu của BofA, Candace Browning và nhóm của bà cho rằng Covid-19 đã thúc đẩy quá trình đảo ngược sự chuyển đổi trong lĩnh vực sản xuất từ Mỹ và châu Âu sang Trung Quốc đã kéo dài hàng thập kỷ.

Báo cáo cho biết đại dịch đã khiến 80% các lĩnh vực toàn cầu phải đối mặt với gián đoạn chuỗi cung ứng, buộc hơn 75% lĩnh vực phải mở rộng phạm vi các kế hoạch quay về nhà hiện tại của họ.

Bà Browning giải thích: “Dù Covid đóng vai trò như chất xúc tác đẩy nhanh sự thay đổi này, những lý do cơ bản là có cơ sở để chuyển sang ‘chủ nghĩa tư bản cổ đông,’ kết luận rằng việc di dời sẽ có lợi một cộng đồng rộng lớn hơn gồm các cổ đông, người tiêu dùng, các nhân viên và cả nhà nước.”

Dù mỗi bên liên quan tiếp cận việc di dời từ một góc độ khác nhau, các nhà phân tích nhận thấy nhìn chung họ đều đưa ra kết luận giống nhau: một cách lý tưởng, một số phần của chuỗi cung ứng nên di dời trong các biên giới quốc gia, nhưng không thành công với các quốc gia được coi là “đồng minh”, báo cáo cho biết.

Khoảng 2/3 (67%) người tham gia khảo sát Global Fund Manager của BofA cho rằng nội địa hóa hoặc đưa chuỗi cung ứng trở về sẽ là sự thay đổi cơ cấu chủ đạo nhất trong thế giới hậu Covid.

Chi phí 1 nghìn tỷ dollar

BofA dự đoán việc chuyển tất cả sản xuất liên quan đến xuất khẩu không dành cho tiêu dùng Trung Quốc ra khỏi Trung Quốc có thể khiến các công ty tiêu tốn 1 nghìn tỷ USD trong vòng 5 năm.

Theo các nhà phân tích, điều này có thể sẽ làm giảm lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu xuống 70 điểm cơ bản và giảm tỷ suất lợi nhuận dòng tiền tự do xuống 110 điểm cơ bản, được bù đắp nhờ bảo hiểm rủi ro tiềm ẩn thấp hơn. Điều này có nghĩa các tác động tiêu cực sẽ là "đáng kể, nhưng không nghiêm trọng."

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và tỷ suất lợi nhuận dòng tiền tự do đều được các nhà đầu tư sử dụng để đánh giá khả năng sinh lời và khả năng duy trì hoạt động hàng ngày của một công ty.

Nhóm của bà Browning dự đoán để bù đắp chi phí hoạt động cao hơn liên quan đến việc “tái điều chỉnh” quy mô lớn này, các nhà hoạch định chính sách và quản lý công ty có thể sẽ hành động quyết liệt.

“Chúng tôi không mong đợi một giải pháp hoàn hảo, nhưng chúng tôi bị ấn tượng bởi tuyên bố rất phổ biến trong cuộc khảo sát về ý định tự động hóa ở các địa điểm trong tương lai,” nhóm cho biết.

“Các nhà hoạch định chính sách cũng dự kiến sẽ hỗ trợ thông qua các khoản giảm thuế, cho vay chi phí thấp và các khoản trợ cấp khác với những thông báo gần đây từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Ấn Độ và Đài Loan, cùng những nước khác.”

Ở cấp độ ngành, các nhà nghiên cứu của BofA cho rằng các cổ phiếu trong ngành kỹ thuật xây dựng và máy móc, tự động hóa nhà máy và robot, sản xuất thiết bị điện và điện tử, phần mềm ứng dụng và các dịch vụ tương tự khác đều sẽ được hưởng lợi từ sự gia tăng của xu hướng này. Trong khi đó, các ngân hàng ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Nam Á cũng có thể được thúc đẩy nhờ hoạt động kinh tế lớn hơn đi cùng với những thay đổi này.

Nội địa hóa thông qua lựa chọn, không phải chính sách thuế

Theo trưởng kinh tế Bộ phận quản lý tài sản toàn cầu Paul Donovan của UBS, dù nội địa hóa sản xuất có thể mang lại lợi ích kinh tế, nhưng điều này sẽ chỉ xảy ra nếu thông qua sự lựa chọn và đánh giá hiệu quả của các công ty, thay vì bị ép buộc thông qua thuế quan thương mại hoặc chính sách thuế.

Theo ông, các khoản thuế thương mại chính quyền Trump áp đặt lên Trung Quốc vào năm ngoái phần lớn bị hấp thụ dưới hình thức biên lợi nhuận của các công ty Mỹ bị siết chặt, theo thời gian sẽ dẫn đến hiệu quả hoạt động kém hơn và áp lực lạm phát nhiều hơn.

Ông cho rằng nếu các công ty tự nguyện nội địa hóa sản xuất vì tự động hóa, số hóa và sử dụng người máy nghĩa là họ có thể chuyển đến gần người tiêu dùng hơn một cách hiệu quả, việc giảm chi phí lớn sẽ còn hơn là bù đắp cho chi phí lao động đắt đỏ hơn, tạo nên “ý nghĩa kinh doanh”.

Ông Donovan lập luận rằng bản địa hóa tự nguyện theo cách này "giảm thiểu thiệt hại" của chính sách bảo hộ.

Theo ông, các công ty bị áp thuế buộc phải chuyển hoạt động sản xuất sẽ gây “hại nhiều hơn lợi”.

“Nếu các công ty nói việc sản xuất ở Thâm Quyến không còn hiệu quả đối với chúng tôi nữa, thay vào đó chúng tôi sẽ sản xuất ở New York, thì đó là lời kêu gọi vì hiệu suất và đó là điều tốt.”

Khánh Lâm lược dịch
Theo CNBC

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1