Sri Lanka sẽ bán cảng cho Trung Quốc sau khi giảm đi lo ngại từ phía Ấn Độ |
Tập đoàn Trung Quốc sẽ nắm 70% cổ phần theo thỏa thuận được sửa đổi về cảng có vị chiến lược Hambantota
Như một phần của thỏa thuận, những hoạt động mang tính nhạy cảm tại Hambantota sẽ được một công ty thứ hai quản lý, trong đó Chính quyền Cảng Sri Lanka sẽ có cổ phần đa số Sri Lanka đã sẳn sàng bán cổ phần đa số tại cảng Hambantota xa xôi của mình cho một công ty nhà nước Trung Quốc sau khi sửa đổi thỏa thuận nhằm làm dịu đi quan ngại của Ấn Độ cảng này sẽ được sử dụng như một căn cứ quân sự. Sri Lanka sẽ bán cảng như một phần trong chiến lược trả các khoản nợ ước tính 65 tỷ USD, trong đó có 8 tỷ nợ Trung Quốc. Hiện tại, gần như tất cả doanh thu của chính phủ Sri Landa đều dùng để trả nợ. Cảng nước sâu Hambantota do Trung Quốc xây dựng, trị giá 1.3 tỷ USD, bắt đầu hoạt động vào năm 2011. Cảng nằm ở một góc xa xôi của Sri Lanka, không có nhiều nhu cầu đối với lưu thông hàng hóa quy mô lớn, khiến nơi này khó tồn tại về mặt tài chính. Nhưng vị trí chiến lược ở Ấn Độ Dương khiến cảng thích hợp cho việc sử dụng vì mục đích quân sự, và New Dehli từ lâu đã nghi ngờ lợi ích lâu dài của Bắc Kinh trong dự án này mang tính chiến lược hơn là thương mại. Căng thẳng giữa hai người láng giềng khổng lồ châu Á trong những năm gần đây đã tăng mạnh, khi Ấn Độ tìm cách khẳng định mình trên trường quốc tế và Bắc Kinh theo đuổi dự án “Vành đai, Con đường” xây dựng cơ sở hạ tầng trên khắp châu Á. Sau nhiều tháng đàm phán kéo dài nhằm sửa đổi thỏa thuận ban đầu về việc bán cảng Hambantota, công ty thuộc sở hữu nhà nước China Merchants Port Holdings Company hiện đã đồng ý sẽ chi 1.1 tỷ USD cho 70% cổ phần tại cảng. Thỏa thuận ban đầu là 80%. Nhưng những hoạt động mang tính nhạy cảm – bao gồm các dịch vụ an ninh, đạo hàng hàng hải và phê duyệt – sẽ do một công ty thứ hai quản lý, trong đó Chính quyền Cảng Sri Lanka sẽ có cổ phần chính, đảm bảo Colombo vẫn giữ quyền kiểm soát quan trọng đối với những tàu có thể cập cảng tại đây. Mahinda Samarasinghe, bộ trưởng hàng hải Sri Lanka, mô tả thỏa thuận – sẽ được trình quốc hội vào thứ Sáu, 28/7, và ký vào cuối tuần – là thỏa thuận “hai có lợi cho cả hai quốc gia.” Shailesh Kumar, nhà phân tích cao cấp tại Eurasia Group, hãng tư vấn rủi ro, dự đoán áp lực từ New Dehli – vốn không hài lòng với kế hoạch mua bán trước đó – “hiện có thể đã được xoa dịu.” “Với những thay đổi trong các điều khoản, Ấn Độ sẽ không còn cản trở nữa,” ông viết trong một lưu ý nghiên cứu. Theo Reuters, Hambantota Port Group Services Company sẽ kiểm soát những lĩnh vực nhạy cảm trong hoạt động cảng. Chính phủ Sri Lanka sẽ sở hữu 50.7% cổ phần công ty và China Merchant Port Holdings sẽ có 49.3%. Brahma Chellaneym giáo sư bộ phận nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược của New Dehli, cho rằng thỏa thuận “về cơ bản có vẻ ổn” nhưng khả năng Trung Quốc sẽ sử dụng cảng cho các mục đích quân sự trong tương lai không thể loại bỏ. “Việc đưa ra quyết định của Sri Lanka đang ngày càng bị hạn chế bởi cái bẩy nợ họ đã vướng vào,” ông nói. “Người Trung Quốc sẽ thao túng các điều khoản; họ sẽ chủ trì mọi việc.” Phong Lữ lược dịch
Theo The Financial Times
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|