Doanh nghiệp Thứ tư, 12/04/2017, 15:25 GMT+7
Trung Quốc và Myanmar mở đường ống dẫn dầu

Trung Quốc và Myanmar cuối cùng đã đồng ý mở một đường ống dẫn dầu qua biên giới vào vùng đông nam Trung Quốc, cho phép Bắc Kinh đa dạng hóa các tuyến dẫn dầu và giảm phụ thuộc vào vùng Biển Đông nhiều tranh chấp.

a12 china

Thỏa thuận do phó ngoại trưởng Trung Quốc Lưu Chấn Dân thông báo vào cuối chuyến thăm cấp nhà nước của tổng thống Myanmar, ông Htin Kyaw, đạt được khi Trung Quốc gây áp lực lên người láng giềng phía nam của mình để có được thêm các thỏa thuận về cơ sở hạ tầng sau khi những dự án khác bị thất bại. Hoạt động tại dự án đập Myitsone gây tranh cãi trị giá 1.5 tỷ USD – một biểu tượng của cái được một số người xem như sự lan tràn ảnh hưởng của Trung Quốc tại Myanmar – đã bị ngừng trong nhiều năm.

Thông tấn xã nhà nước Xinhua cho biết một chiếc tàu đã bắt đầu dỡ hàng ngay lập tức tại cảng Kyaukpyu của Myanmar để đưa dầu thô đến đường ống.

Hai đường ống dầu và khí đốt trên tuyến đường này có vai trò chủ chốt trong chiến lược “hai đại dương” của Trung Quốc nhằm đa dạng hóa nguồn cung năng lượng tránh khỏi điểm thắt tại Eo Malacca và những tuyến vận chuyển dễ bị tổn thương qua vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. Một khi hoàn toàn đi vào hoạt động, đường ống từ đảo Made ở bang Rakhine có thể cung cấp gần 6% lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc. Đường ống khí đốt đã được sử dụng.

Việc mở đường ống dẫn dầu bị trì hoãn từ lâu có thể che dấu việc hai nước không thể đạt được một thỏa thuận nhượng bộ thêm Trung Quốc đang cố gắng xúc tiến như một phần trong sáng kiến “Một vành đai và Một con đường”, theo Du Jifeng, một chuyên gia về Đông Nam Á tại Học Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc.

“Trung Quốc muốn dùng sáng kiến này để bán các chương trình cơ sở hạ tầng và năng lượng ra nước ngoài nhiều hơn. Nhưng Myanmar cho rằng đã có khá nhiều những dự án loại này trong nước và muốn đầu tư thêm vào nông nghiệp và sản xuất nhẹ.”

Myanmar đã hủy dự án đập Myitsone sáu năm trước. Những người Trung Quốc chống lưng cho dự án gần đây đã chuyển từ yêu cầu đòi bồi thường sang được ưu đãi tiếp cận các dự án khác. “Ít có khả năng dự án Đập Myitsone được nối lại, vì thế Myanmar đang đưa ra những dự án thay thế khác,” ông Du nói, ngoài ra, việc bồi thường hợp đồng sẽ là “gánh nặng khổng lồ đối với một nước nhỏ.”

Dự án đường ống đã vấp phải các trì hoãn và phản đối từ người dân của cả hai nước. Đường ống dẫn dầu đến một nhà máy lọc dầu ở Côn Minh, thuộc tỉnh Vân Nam vùng tây nam Trung Quốc, nơi là mục tiêu của các cuộc biểu tình trên đường phố của những người dân phản đối việc mở rộng.

Tại Myanmar, đường ống mắc kẹt với những cáo buộc cướp đoạt đất đai. Những dự án khác của Trung Quốc, trong đó có đập Myitsone và các mỏ do Wanbao, một công ty dưới sự kiểm soát của quân đội Trung Quốc, khai thác, đã làm dấy lên những lo sợ tại Myanmar rằng ảnh hưởng của Trung Quốc lên chính quyền bị cô lập này đã dẫn đến những dự án gây hại cho môi trường mà không đóng góp gì nhiều cho nước chủ nhà.

Cả đường ống và nhà máy lọc dầu đều do China National Petroleum Corp, hay PetroChina khai thác. Công ty dầu khí thuộc sở hữu nhà nước này là chuẩn mực cho chiến lược “hướng ra ngoài” của Trung Quốc nhằm đảm bảo các nguồn tài nguyên nước ngoài dưới thời thủ tướng Chu Dung Cơ.

Nhưng đây cũng là chiến lược của CNPC nhằm xây dựng cơ sở lọc dầu ở vùng tây nam Trung Quốc, một thành lũy chính trị của ông Chu, và tránh sự chèn ép của những nhà máy lọc dầu vùng duyên hải của đối thủ Sinopec, cũng thuộc sở hữu nhà nước.

Phong Lữ lược dịch
Theo The Financial Times

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1