Sinopec dự kiến tăng gấp đôi đầu tư nước ngoài lên hơn 30 tỷ USD |
Hãng dầu khí thuộc sở hữu nhà nước khổng lồ Sinopec của Trung Quốc đang lên kế hoạch chi khủng để tiếp tục mở rộng ra nước ngoài nhằm củng cố việc tiếp cận với các nguồn tài nguyên năng lượng khi Bắc Kinh đẩy mạnh sáng kiến chính sách đối ngoại chính của mình.
Sinopec dự kiến sẽ nâng đầu tư nước ngoài lên hơn 30 tỷ USD, theo giám đốc văn phòng hợp tác của hãng này, ông Dai Liqi. Điều này có nghĩa gấp đôi con số 16 tỷ USD hãng này chi từ năm 2010 đến năm 2015 cho các đầu tư ra nước ngoài đến 30 quốc gia, nơi hãng có 50 dự án khác nhau. Tuy nhiên ông Dai không cho biết khung thời gian cụ thể dành cho việc gia tăng đầu tư này. Nỗ lực của hãng thuộc một sáng kiến lớn hơn của chính phủ Trung Quốc, có tên “Một Vành đai, một con đường”, một đại kế hoạch nhằm tăng cường đầu tư, ảnh hưởng và các kết nối thương mại của Trung Quốc với phần còn lại của Trung Quốc. Kế hoạch nhằm gia tăng ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc, giúp nước này củng cố việc tiếp cận các tài nguyên năng lượng và hướng đến tăng trưởng ở nước ngoài khi kinh tế trong nước chậm lại. Các công ty cả thuộc sở hữu nhà nước lẫn tư nhân đều hoan nghênh sáng kiến này – một kênh chi tiêu được chính phủ phê chuẩn có thể giúp các công ty tránh được các kiểm soát vốn chặt chẽ đã hạn chế đầu tư nước ngoài trong thời gian gần đây. “Chúng tôi cho rằng chính sách này rất tốt – chúng tôi đã được tận hưởng lợi ích của việc Trung Quốc cởi mở,” ông Dai nói. “Đối với Sinopec, điều này đại diện cho những cơ hội tốt lành.” Sinopec có vốn để tiếp tục đầu tư ở nước ngoài – bảng kết toán của hãng tiếp tục phát triển dồi dào với 135 tỷ yuan (khoản 19.56 tỷ USD) tiền mặt, theo Neil Beveridge của Alliance Bernstein viết trong một lưu ý gần đây. Năm ngoái, hãng đã dùng 1 tỷ USD để mua các tài sản của Chevron ở nam châu Phi. Trung Quốc đã nhập khẩu tài nguyên năng lượng trong nhiều thập kỷ để đáp ứng với nhu cầu gia tăng. Vì thế, chính phủ từ lâu đã khuyến khích các công ty năng lượng mua lại tài sản ở nước ngoài. “Tài nguyên trong nước của chúng tôi vẫn còn nghèo… ở Trùng Khánh, chúng tôi đã phát hiện được nguồn khí đốt đá phiến mới,” ông Dai cho biết, đồng thời nói thêm “điều này vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu của chúng tôi và chúng tôi phải dùng tài nguyên từ nước ngoài.” Một trong những đầu tư nước ngoài lớn nhất của Sinopec là vào năm 2013, khi hãng mua một phần ba việc kinh doanh tại AI Cập của công ty Mỹ Apeche với khoảng 3 tỷ USD. Lúc này, một cuộc đảo chính đã lật đổ tổng thống dân chủ được bầu và làm dấy lên những cuộc biểu tình gây chết người. Bất chấp những bất ổn, Sinopec vẫn nhanh chóng thu hồi được những tài sản “có giá trị” tại Ai Cập, ông Shao Jingyang, tổng giám đốc Sinopec tại Ai Cập nói. “Chúng tôi rất tự tin... và kiên quyết trong việc đưa ra quyết định.” Các nhà phê bình của OBOR đã nói các công ty Trung Quốc không có kiến thức để quản lý các hoạt động tại những khu vực nơi an ninh và sự ổn định có thể chịu rủi ro. Ông Dai cho biết, Sinopec nhận thức được các thách thức và đã làm việc để “giáo dục và huấn luyện người của mình thích nghi với những quốc gia, văn hóa và ngôn ngữ khác nhau.” “Quản trị các hoạt động phát triển quốc tế sẽ tạo ra những vấn đề tạm thời,” ông nói. “Phải hiểu tình huống đang gặp phải, phải thích nghi với môi trường tại chỗ và phải đánh giá rủi ro khi đầu tư vào đó.” Trung Quốc xem dự án kinh doanh của mình tại Ai Cập là một thành công. Thậm chí khi giá dầu giảm trên toàn cầu, Sinopec cho rằng họ vẫn duy trì được động lực, sản xuất 350,000 thùng dầu mỗi ngày ở Ai Cập, với lợi nhuận 620 triệu USD. Hãng đã tái đầu tư khoản một tỷ USD vào Ai Cập trong ba năm qua, với mục tiêu hướng đến tăng trưởng lâu dài, và hiện đang thảo luận để đầu tư thêm nhiều tỷ dollar nữa nhằm giúp phát triển một phức hợp lọc hóa dầu ở phía nam Kênh Suez. “Chúng tôi nhìn thấy tương lai tươi sáng ở đây,” ông Shao nói. “Chúng tôi muốn hợp tác toàn diện với Ai Cập.” Nhưng thách thức lớn chính là “những khoản vay quá hạn,” ông nói. Các chuyên gia đã liên tục nhấn mạnh đến những nguy cơ nếu các quốc gia không thể trả nợ cho Trung Quốc. Ông Shao cho rằng vấn đề có thể trở nên dễ dàng nếu có thêm các giao dịch được tiến hành bằng nhân dân tệ của Trung Quốc, thêm một loại tiền tệ nữa vào rỗ tiền tệ dùng để chi trả. Chính phủ Trung Quốc rất muốn toàn cầu hóa nhân dân tệ – đồng tiền này năm ngoái đã được đưa vào rỗ tiền tệ đặc biệt của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, một động thái mang tính biểu tượng cho hướng đi này. Về lâu dài, sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” “có thể đẩy mạnh việc quốc tế hóa nhân dân tệ bằng cách khuyến khích sử dụng đồng tiền này trong các giao dịch thương mại và tài chính,” theo Tianjie He của Oxford Economics. Vào tháng 1/2016, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói đến các thỏa thuận đầu tư và viện trợ hàng tỷ dollar trong một chuyến công du đến Ai Cập, chuyến thăm đầu tiên của một người đứng đầu nhà nước Trung Quốc trong hàng chục năm. Khánh Lâm lược dịch
Theo CNBC
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|