Tài chính Thứ hai, 18/01/2021, 14:24 GMT+7
Nợ của Mỹ đã tăng thêm 7 nghìn tỷ USD dưới thời Trump, sẽ còn cao hơn nhiều dưới thời Biden

Donald Trump chắc chắn đã sống đúng với tên gọi tự xưng “Vua nợ” trong nhiệm kỳ của mình. Nợ quốc gia Hoa Kỳ đã tăng vọt lên 7 nghìn tỷ dollar trong nhiệm kỳ của ông Trump - và sắp tăng cao hơn nhiều dưới thời người kế nhiệm ông.

jn18 us

Với đa số khá ít ỏi trong Thượng viện Hoa Kỳ, Tổng thống đắc cử Joe Biden dự kiến sẽ đưa ra gói tài chính trị giá 2 nghìn tỷ  dollar để chấn chỉnh và tái thiết nền kinh tế. Con số này sẽ bổ sung thêm cho gói cứu trợ 900 tỷ USD được đưa ra vào tháng trước.

Đề xuất, bao gồm khoản chi $2,000 kích cầu, viện trợ của nhà nước và địa phương, và bảo hiểm thất nghiệp, nhằm duy trì sự phục hồi đang có vẻ ngày càng mong manh. Theo một nhà lập pháp, gói kích thích của chính quyền ông Biden là một cách tiếp cận "liều lĩnh".

Việc tăng thêm núi nợ trị giá 27 nghìn tỷ dollar của Mỹ có thể là điều khó khăn, nhưng đó là một bước đi khôn ngoan khi tính đến quy mô của các vấn đề và chi phí vay quá thấp.

Theo Joe Brusuelas, trưởng kinh tế tại RSM: "Đây không phải là lúc để thắt lưng buộc bụng."

Thêm 965,000 người Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu vào tuần trước, tăng mạnh so với mức 784,000 của tuần trước đó. Thất nghiệp vẫn ở trên những mức tồi tệ nhất của cuộc Đại suy thoái. Hoa Kỳ đã mất 140,000 việc làm trong tháng 12, lần giảm đầu tiên kể từ mùa xuân.

"Đây là thời điểm để tăng tốc tài chính nhằm thúc đẩy tinh thần và đưa nền kinh tế trở lại đúng hướng", Brusuelas nói thêm. "Đây là quyết địnhh không cần suy nghĩ."

'Hố rất sâu’

Tại thời điểm này, không có các khoản tăng thuế để bù đắp chi phí. Mục tiêu của việc theo đuổi chi tiêu thâm hụt thậm chí nhiều hơn, ngay sau gói kích thích cuối, sẽ là hạn chế ảnh hưởng do khủng hoảng y tế gây ra và giải quyết tình trạng bất bình đẳng ngày càng trầm trọng.

Bất chấp thị trường chứng khoán đạt các mức cao kỷ lục, các bộ phận của nền kinh tế vẫn  đang quay cuồng. Rạp chiếu phim, hãng hàng không, khách sạn và các lĩnh vực khác đang chịu lỗ. Chỉ số Back-to-Normal, được tạo bởi CNN Business và Moody's Analytics, cho thấy kinh tế Hoa Kỳ đang hoạt động chỉ ở mức 74% so với hồi đầu tháng Ba.

Gus Faucher, trưởng nhà kinh tế tại PNC, cho rằng: "Chúng ta vẫn đang ở trong một hố sâu. Chúng ta có thể gây thiệt hại to lớn về lâu dài cho nền kinh tế nếu không nhanh chóng hoàn thành công việc."

Ông Faucher nói thêm không chấn chỉnh được nền kinh tế hiện tại sẽ khiến việc sửa chữa ngân sách sau này và giải quyết những thách thức về cơ cấu do chính sách Medicare và An sinh xã hội đặt ra khó khăn hơn.

'Thiếu thận trọng về tài chính'

Những người khác cho rằng nhóm của ông Biden nên đợi một vài tháng để đánh giá tác động của gói 900 tỷ USD hồi tháng trước, vốn cung cấp thêm các khoản vay cho doanh nghiệp nhỏ và ngăn chặn trợ cấp thất nghiệp hết hạn.

Theo Maya MacGuineas, chủ tịch Ủy ban Ngân sách Liên bang Có Trách Nhiệm (CRFB), một nhóm giám sát tài khóa lưỡng đảng: “Có vẻ còn khá sớm nếu nói rằng chúng ta cần thêm 2 nghìn tỷ USD nữa với những gì chúng ta vừa thông qua.”

Tuy nhiên, bà thừa nhận "có lẽ chúng ta cần vay mượn nhiều hơn trước khi đến lúc phải xoay sang hướng khác."

Vào đầu tháng Một, CRFB dự báo thâm hụt ngân sách Mỹ sẽ đạt tổng cộng 2.3 nghìn tỷ USD cho năm tài chính 2021, giảm so với 3.1 nghìn tỷ USD trong năm tài chính trước. Nhưng ở mức 10.4%, nợ trên GDP sẽ cao hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử Hoa Kỳ ngoài Thế chiến II.

Với đảng Dân chủ hiện kiểm soát Thượng viện Hoa Kỳ, bà MacGuineas cho rằng thâm hụt ngân sách có thể còn cao hơn ước tính trước đây.

Bảng cân đối của Hoa Kỳ đã tả tơi từ rất lâu trước khi đại dịch bùng phát, vì các nhà lập pháp liên tục tránh thực hiện các cải cách đau đớn đối với An sinh xã hội và Medicare. Thâm hụt bùng nổ trong thời Trump khi chi tiêu lưỡng đảng tăng vọt và cắt giảm thuế GOP. Hoa Kỳ bước vào đại dịch với mức thâm hụt 1 nghìn tỷ dollar.

“Chính quyền Trump là một trong những chính quyền thiếu thận trọng nhất trong thời đại gần đây,” bà MacGuineas nói. "Với mọi cơ hội để làm cho tình hình tài khóa tốt hơn, chính quyền này đã chọn làm cho nó tồi tệ hơn."

Khoản chi $2,000 - nhưng cho ai?

Chính quyền Biden có thể gặp khó khăn trong việc thuyết phục các nhà lập pháp hỗ trợ khoản chi kích thích trị giá $2,000 - một ý tưởng được cả Trump và Thượng nghị sĩ Bernie Sanders ủng hộ.

Được dẫn đầu bởi Lãnh đạo phe Đa số Mitch McConnell, nhiều đảng viên Đảng Cộng hòa đã phản đối khoản chi kích thích $2,000. Tuần trước, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ ôn hòa Joe Manchin ban đầu cho biết ông "hoàn toàn" chống lại các khoản chi $2,000 USD. Sau đó, ông giải thích rằng ông có thể ủng hộ nhiều khoản chi hơn nếu chúng có phạm vi hẹp và dành cho những người cần chúng.

Khoản chi kích thích $2,000 là cần thiết ngay bây giờ.

Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Chicago và Đại học Notre Dame, thêm gần 8 triệu người Mỹ đã gia nhập hàng ngũ người nghèo kể từ tháng Sáu. Và khoảng 27 triệu người trưởng thành sống trong các hộ gia đình đôi khi có hoặc thường xuyên không đủ ăn trong bảy ngày, theo một Điều tra Hộ gia đình của cục Điều tra dân số vào cuối năm ngoái.

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán và nhà đất nóng đỏ cho thấy những gia đình khác đang làm ăn tốt hơn một năm trước.

Brusuelas cho biết khoản chi kích thích tiếp theo nên giới hạn ở những người Mỹ thất nghiệp và những người có thể chứng nhận mất thu nhập. Ông nói: “Chúng ta không thể chuyển tiền một cách vô kỷ luật.”

Lãi suất chạm đáy – trong hiện tại

Ông Biden tiến vào Nhà Trắng trong thời điểm lãi suất thấp không tưởng. Hoa Kỳ có thể vay trong 10 năm với lãi suất chỉ 1%, so với khoảng 3% khi Tổng thống Obama nhậm chức.

Nhưng nếu chi phí đi vay tăng lên đáng kể, núi nợ này sẽ trở nên nặng nề hơn rất nhiều.

Đó là lý do vì sao Peter Orszag, Robert Rubin và Joseph Stiglitz trong một bài báo xuất bản hôm thứ Năm cho rằng Washington cần có một cách tiếp cận hoàn toàn khác. Bài báo của họ, trong Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, đưa ra kế hoạch giảm thiểu tác động của ngân sách đối với biến động lãi suất bằng cách kéo dài thời gian đáo hạn nợ, đồng thời tự động điều chỉnh chi tiêu phù hợp với điều kiện kinh tế.

Bộ ba viết: “Dù lãi suất thấp làm thay đổi đường cong của cuộc tranh luận tài khóa, không nên cho rằng chúng sẽ kéo dài mãi mãi.”

Phong Lữ lược dịch
Theo CNN

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1