Tài chính Thứ ba, 02/02/2021, 10:04 GMT+7
Morgan Stanley: Chi tiêu của người tiêu dùng Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi đến năm 2030

Chi tiêu của người tiêu dùng Trung Quốc sẽ tăng hơn gấp đôi trong 10 năm, tập trung vào dịch vụ hơn là hàng hóa, các nhà phân tích của Morgan Stanley dự đoán trong một báo cáo dài 200 trang được công bố hôm thứ Tư, 27/1.

f2-china1

Báo cáo cho biết, đến năm 2030, tiêu dùng tư nhân của Trung Quốc sẽ đạt 12.7 nghìn tỷ USD, bằng với số tiền người tiêu dùng Mỹ hiện chi tiêu. Con số đó cũng cao hơn so với dự báo của Morgan Stanley cách đây ba năm l 9.7 nghìn tỷ USD và so với 5.6 nghìn tỷ USD người tiêu dùng Trung Quốc đã chi trong năm 2019.

Thúc đẩy sự tăng trưởng dự kiến này là: chính phủ Trung Quốc chú trọng nhiều hơn vào các chính sách hỗ trợ nền kinh tế nội địa, tăng thu nhập hộ gia đình, các khu vực thành thị phát triển hơn, thay đổi công nghệ và thay đổi nhân khẩu học.

Các nhà phân tích dự đoán thu nhập khả dụng trên đầu người có thể sẽ tăng gấp đôi từ $6,000 một năm lên $12,000 trong năm 2030 khi nhiều người già đi và rời khỏi lực lượng lao động.

Dân số già thúc đẩy chi tiêu

Đáng chú ý, các nhà phân tích của Morgan Stanley dự đoán chi tiêu của Trung Quốc trong tương lai sẽ có những lĩnh vực tăng trưởng mới trong 10 năm tới khi nhóm tuổi có sức mua cao nhất có gia đình hoặc nghỉ hưu.

Báo cáo cho biết: “Sự chuyển đổi vật chất trong cách tiêu dùng có thể sẽ diễn ra, từ tập trung vào người tiêu dùng trẻ tuổi sang nhu cầu hộ gia đình. Điều này sẽ ngày càng đòi hỏi tỷ trọng dịch vụ cao hơn trong tiêu dùng.”

Báo cáo cho biết nhóm tuổi từ 35 đến 45 có thể sẽ tăng thêm 25.3 triệu người, tương đương với quy mô dân số hiện tại của Australia, và những người từ 55 tuổi trở lên sẽ tăng 123.9 triệu người, tương đương với dân số hiện tại của Nhật Bản. Các nhà phân tích cho biết thêm quy mô của các nhóm tuổi trưởng thành khác có thể sẽ giảm, hậu quả của lệnh cấm sinh nhiều hơn một con kéo dài nhiều năm của Trung Quốc và tỷ lệ sinh chung giảm.

Các tác giả cho biết thêm: “Chúng tôi cho rằng người tiêu dùng trung bình của Trung Quốc sẽ là động lực thay đổi thay vì chỉ đơn thuần là bên tiếp nhận các xu hướng tiêu dùng của phương Tây. “Một phần của sự thay đổi này sẽ được thể hiện bởi các giá trị văn hóa nhất định và nhu cầu tiêu dùng để hỗ trợ các giá trị đó. Chúng bao gồm quan hệ gia đình bền chặt và ưu tiên giáo dục."

Tại sao người Trung Quốc có thể không chi tiêu nhiều

Dự đoán của Morgan Stanley về khoản chi tiêu thêm 7 nghìn tỷ USD trong vài năm tới nghĩa là tiêu dùng tư nhân Trung Quốc có thể sẽ tăng khoảng 7.9% một năm trong thập kỷ tới, "một trong những mức cao nhất trên thế giới", báo cáo cho biết.

Nhưng những bất ổn vẫn còn đó khi nền kinh tế toàn cầu vật lộn để đối phó với đại dịch virus corona.

Dù nền kinh tế Trung Quốc nhìn chung phục hồi khá nhanh sau cú shock ban đầu của đại dịch, chi tiêu cá nhân mất nhiều thời gian hơn để phục hồi. Doanh số bán lẻ giảm 3.9% trong năm ngoái dù GDP quốc gia tăng 2.3%. Trên cơ sở hàng tháng, doanh số bán hàng trở lại tăng trưởng vào tháng Tám và tăng 4.6% vào tháng 12 so với một năm trước.

Các nhà phân tích của Morgan Stanley đã liệt kê một số diễn biến khác có thể ngăn cản người Trung Quốc chi tiêu nhiều như dự đoán.

Các nhà chức trách có thể mạnh tay thắt chặt tín dụng cho người tiêu dùng. Người Trung Quốc cũng có thể có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn nếu tự động hóa gia tăng và các ứng dụng công nghệ khác dẫn đến mất việc làm lớn hơn dự kiến hoặc nếu chính phủ không thể cải thiện đáng kể các kế hoạch an sinh xã hội giúp trang trải các chi phí cá nhân lớn.

Báo cáo cho biết, các hộ gia đình Trung Quốc chủ yếu tiết kiệm cho giáo dục, hưu trí và chăm sóc sức khỏe.

Khánh Lâm lược dịch
Theo CNBC

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1