Chứng khoán Thứ sáu, 12/10/2018, 11:20 GMT+7
Chứng khoán không thể cứ lên mãi

Cả thị trường chứng khoán lẫn Tổng thống Trump hiện tại đều không hài lòng với Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ.

o12 stock1

Mối lo sợ từ cả hai phía rằng Fed đang kết thúc kỷ nguyên tiền tệ nới lỏng quá nhanh. Lãi suất gia tăng khiến chứng khoán lao dốc trong tuần này, và ông Trump nói rằng Fed đã ‘hóa điên’ và ‘mất kiểm soát.’

Nhưng cùng với điều đó là nguy cơ các khoản cắt giảm thuế và chi tiêu tăng mạnh của Washington có thể có tác dụng ngược khi khiến nền kinh tế phát triển quá nóng. Kiểu hỗ trợ này thường dành cho những thời điểm chiến tranh hoặc suy thoái, chứ không dành cho thời kỳ thịnh vượng.

“Chúng ta đang bùng nổ. Và tất cả những dấu hiệu của một đợt bùng phát đều đi lên,” theo Mark Zandi, trưởng kinh tế tại Analytics của Moody.

Ông Trump đổ lỗi cho ngân hàng trung ương Mỹ vì tình trạng thị trường xáo động. “Fed thật rồ dại và không có lý do gì để họ làm thế,” ông Trump nói trên Fox News.

Thị trường chứng khoán tăng mạnh sau khi Quốc hội Mỹ thực thi các khoản giảm thuế doanh nghiệp lớn vào cuối năm ngoái. Các khoản giảm thuế ngay lập tức đẩy mạnh lợi nhuận doanh nghiệp, động cơ chính cho giá chứng khoán. Wall Street còn gặp vận tốt hơn, các công ty dùng những khoản tiết kiệm từ thuế mua lại với mức kỷ lục các chứng khoán của chính mình.

o12 stockf

Giá chứng khoán thực tế đã lên theo một đường thẳng từ tháng 3/2009.

Không nhiều người chú ý đến một hệ quả khác có thể xảy ra: lãi suất cao hơn và Quỹ Dự trữ Liên Bang quyết liệt hơn.

Một cách nghĩ khác là các khoản giảm thuế của ông Trump tương đương với đổ thêm dầu vào nền kinh tế. Giờ đây, ông lại chỉ trích những người lính cứu hỏa tại Fed, những người đang cố gắng ngăn lạm phát phi mã bằng cách nâng lãi suất.

“Nền kinh tế đang rất nóng và có nguy cơ bị nướng cháy. Fed đang rất nỗ lực làm nguội mọi thứ trước khi kinh tế cháy bùng lên,” ông Zandi nói.

Kristina Hooper, chiến lược gia thị trường toàn cầu tại Invesco, cho rằng Fed đã có một phương thức thận trọng và khôn ngoan đối với nền kinh tế đang tăng tốc.

“Mọi người đều biết Fed không hành động điên rồ. Không có gì là rồ dại đối với Fed,” bà Hooper nói.

Các khoản tăng lãi suất của Fed được thiết kế để họ có khoản trống hỗ trợ cho nền kinh tế bất kỳ khi nào đợt suy thoái kế tiếp diễn ra. Điều này đặc biệt quan trọng bởi thâm hụt gia tăng của Washington có thể khiến vay mượn để chống suy thoái khó khăn hơn.

“Fed không có được cái xa xỉ để hành động chậm hơn. Họ cần sẳn sàng cho đợt khủng hoảng kế tiếp.”

Kinh tế học cơ bản

Lợi suất trái phiếu tăng mạnh trong những tuần gần đây, phản ánh một loạt yếu tố: tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, các đợt tăng lãi suất của Fed và thâm hụt ngân sách chính phủ tăng vì các cắt giảm thuế.

“Nếu bất kỳ ai cầm một quyển giáo khoa kinh tế lên đều biết điều này sẽ đến. Nó thật rõ ràng,” ông Zandi nói.

Môi trường lãi suất cao hơn là một chuyển đổi bất ngờ đối với nền kinh tế và thị trường chứng khoán vốn đã quen với các mức lãi suất cực thấp trong cả một thập kỷ. Tiền tệ nới lòng nghĩa là hộ gia đình và các doanh nghiệp có chi phí vay cực thấp. Lợi nhuận trái phiếu cực thấp cũng khiến các nhà đầu tư đánh cuộc vào chứng khoán.

“Lãi suất là thành phần quan trọng nhất trong hoạt động kinh tế. Và trong gần 10 năm, tiền được cho vay không lãi suất,” theo Wasif Latif, người đứng đầu bộ phận tài sản toàn cầu tại USAA.

Xu hướng này hiện đang đảo ngược. Lãi suất thế chấp đã lên trên 5% lên mức cao nhất từ tháng 2/2011.

Thuế suất gây lạm phát

Bức tranh u ám hơn vì những can thiệp vào thương mại của ông Trump. Thuế suất đã bắt đầu nâng giá nguyên vật liệu. Ngày càng có nhiều công ty Mỹ lớn phàn nàn về những vấn đề do các khoản thuế của ông Trump áp lên Trung Quốc gây ra – cũng như các khoản thuế trả đũa của Bắc Kinh.

Nói cách khác, cuộc chiến thương mại đe dọa làm trầm trọng thêm các áp lực lạm phát Fed đã phải chịu đựng.

“Nhiều sắc lệnh kinh tế của ông Trump mời gọi lạm phát vì thế rõ ràng Fed phải lấy đi khoản rượu mời,” theo Greg Valliere, trưởng chiến lược gia toàn cầu tại Horizon Investments.

Tuy nhiên, những khoản thuế trả đũa cũng có thể làm chậm tăng trưởng, buộc Fed chuyển hướng. IMF đã hạ dự báo tăng trưởng 2019 đối với cả Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Suy thoái có sớm đến không?

Tin tốt là trong khi đã trở lại, lúc này lạm phát vẫn chưa khiến Fed hãm đà tăng kinh tế.

Các nhà đầu tư chào đón một báo cáo phát hành vào thứ Năm, 11/10, cho thấy giá người tiêu dùng đã tăng ít hơn dự đoán 2.3% trong tháng Chín, không thuộc khu vực lạm phát phi mã. Và tăng trưởng tiền lương thật sự đã giảm nhẹ trong tháng Chín.

“Nguy cơ kích thích tài khóa cuối chu kỳ dẫn đến lạm phát lan tràn, và khiến Fed nhanh chóng nâng lãi suất, vẫn chưa xảy ra,” theo Jeff Mills, đồng trưởng chiến lược gia đầu tư tại PNC Financial Services.

Chính quyền ông Trump phản ứng trước đợt thị trường xáo động bằng cách nhấn mạnh đến sức mạnh của nền kinh tế nhưng xem nhẹ nguy cơ của một tình huống bùng phát.

Liệu thị trường chứng khoán có đang tỏ dấu hiệu kết thúc thời kỳ phục hồi từ Cuộc Đại Suy thoái?

Ông Zandi không nghĩ vậy. Ông đề cập đến những hỗ trợ nền kinh tế tiếp tục nhận được từ các khoản cắt giảm thuế và chi tiêu chính phủ.

“Nhiên liệu vẫn đang tiếp tục được đổ vào nền kinh tế. “Ngày kết sổ thật sự sẽ đến vào đầu thập kỷ sau, khoảng năm 2020.”

Khánh Lâm lược dịch
Theo CNN

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1