Chứng khoán Thứ sáu, 07/09/2018, 13:25 GMT+7
Đợt lao dốc dài nhất của thị trường mới nổi từ năm 2008 do niềm tin đổ vỡ

Với chứng khoán, là 222 ngày. Với tiền tệ, 155 ngày. Với các trái phiếu chính phủ, là 240 ngày.

s7 em

Đợt lao dốc trong năm nay ở các thị trường mới nổi đã kéo dài đến mức cả những người chủ trương đi xuống hăng hái nhất cũng bất ngờ. Không lần nào trong bảy lần bán tháo lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính – kể cả đợt thu hẹp định lượng – lại gây ra tổn hại lâu dài đến thế cho các nước đang phát triển.

Tiếp tục bán ra

Đợt lao dốc năm nay là dài nhất kể từ khủng hoảng tài chính

s7 selloff f

Quy mô của cú trượt này, được tính theo số ngày trượt từ đỉnh xuống đáy, đang khiến một số chiến lược gia cho rằng đây còn hơn là một phản ứng tự nhiên trước các đợt tăng lãi suất của Mỹ hay cuộc chiến thương mại đang diễn ra. Đây đã chính thức trở thành cuộc khủng hoảng niềm tin đối với các nhà đầu tư ở các quốc gia đang phát triển.

Trong khi các bên giao dịch thường chú tâm họ mất bao nhiêu tính theo tỷ lệ phần trăm, đây chỉ là một góc nhìn hẹp về các yếu tố đang thao túng thị trường – hay khả năng phục hồi. Những đợt bán tháo ngắn, mạnh, thường dẫn đến những đợt phục hồi mạnh và ngắn, khiến các nhà đầu tư có cảm giác sai lệch về khả năng phục hồi. Điều này đã liên tục xảy ra trong năm 2016 và 2017.

Nhưng có thể nhìn thấy rõ hơn những sai lệch khi xét đến thời gian một đợt suy giảm kéo dài bao lâu, không chỉ xét đến sâu bao nhiêu. Xu hướng đi xuống kéo dài phủ bóng mờ lên các hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn, buộc các bên giao dịch phải chịu lỗ. Chúng cũng khóa các tài sản thế chấp của nhà đầu tư dưới hình thức các mức ký quỹ nâng cao, khiến họ không có nhiều không gian để đưa ra những quyết định giao dịch khác.

Một đợt bán tháo dài hơn cũng có nghĩa lập luận để mua vào ở thời điểm đáy – thường được các nhà quản lý tiền tệ thực hiện vào đầu năm nay – phải nhường chổ cho sự thận trọng để tránh lưỡi dao đang rơi xuống. Và điều này lại có thể thuyết phục các nhà quản lý tiền tệ, những người thường xem các thị trường mới nổi như một nhóm đồng nhất, bán ra, cả thị trường mạnh và yếu song song, bất chấp các yếu tố đặc thù của chúng. Đây chính là định nghĩa của lây lan.

Các thị trường mới nổi đã từng trãi qua điều này. Từ năm 2013 đến năm 2015, các thị trường mới nổi hoạt động kém hơn các nước phát triển khi một loạt các cú shock, trong đó có kế hoạch thu hẹp khoản kích thích kinh tế của Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ và tăng trưởng Trung Quốc chậm lại, hạn chế bất kỳ khả năng phục hồi nào.

Sự khác biệt trong thời điểm này là thiếu vắng cả khả năng phục hồi nhanh, dù là tạm thời. Đây đã trở thành một cuộc thi giữa đồng dollar và bất cứ thứ gì được định giá bằng đồng tiền Mỹ. Điều này sẽ giúp giải thích vì sao đồng thời những tài sản trú ẩn như vàng và những tài sản ở thị trường mới nổi có nhiều rủi ro hơn lại đang được bán ra đồng thời.

“Đúng là lời khuyên từ những nhà đầu tư lão chính là ta sẽ kiếm được nhiều tiền nhất khi có cái nhìn trái ngược,” theo Tony Hann một nhà quản lý tiền tệ tại Blackfriars Asset Management Ltd. ở London. “Nhưng bạn phải thật sự, thật sự dũng cảm khi mua vào trong một thị trường như thế này.”

Phong Lữ lược dịch
Theo Bloomberg

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1