IMF cảnh báo lạm phát, Fed và các tổ chức khác nên chuẩn bị thắt chặt chính sách |
Các ngân hàng trung ương như Cục Dự trữ Liên bang nên sẵn sàng thắt chặt chính sách trong trường hợp lạm phát vượt khỏi tầm kiểm soát, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo trong một báo cáo hôm thứ Ba, 12/10. Dù đa phần đồng tình với đánh giá từ Fed và nhiều nhà kinh tế rằng đà tăng giá toàn cầu hiện nay cuối cùng sẽ giảm, IMF lưu ý rằng về "tình trạng không chắc chắn cao độ" xung quanh những dự báo đó. Giọng điệu cảnh báo này nhắc đến Hoa Kỳ, cũng như Vương quốc Anh và các nền kinh tế phát triển khác, như những nơi “rủi ro lạm phát đang nghiêng về phía tăng.” “Dù chính sách tiền tệ nhìn chung có thể bỏ qua lạm phát gia tăng nhất thời, các ngân hàng trung ương nên chuẩn bị hành động nhanh chóng nếu rủi ro dự kiến lạm phát gia tăng trở nên thật hơn trong quá trình phục hồi vẫn chưa rõ ràng này,” theo Gita Gopinath, cố vấn kinh tế và giám đốc nghiên cứu của IMF. “Các ngân hàng trung ương nên lập biểu đồ các hành động đột xuất, công bố các yếu tố kích hoạt rõ ràng và hành động phù hợp,” bà nói thêm. Các quan chức Fed cho rằng vũ khí chính để chống lạm phát là tăng lãi suất. Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ đã không tăng lãi suất kể từ năm 2018. Cảnh báo này là một phần trong cập nhật hàng quý của IMF về các điều kiện kinh tế toàn cầu. Quỹ giảm nhẹ triển vọng tăng trưởng toàn cầu trong năm nay, nhưng đã hạ dự báo GDP của Hoa Kỳ một điểm phần trăm so với triển vọng tháng Bảy, dù vẫn còn tăng trưởng mạnh 6%, cao hơn dự báo 5.2% cho tất cả các nền kinh tế phát triển. Với lạm phát đang ở mức cao nhất trong 30 năm ở Mỹ, Fed đã phải vật lộn với việc khi nào bắt đầu rút lại chính sách hỗ trợ bất thường họ đã đưa ra từ khi cuộc khủng hoảng đại dịch Covid bắt đầu vào đầu năm 2020. Dù IMF không chỉ rõ Fed, phần lớn đánh giá của họ về lạm phát gián tiếp đề cập đến một sự điều chỉnh chính sách lớn ngân hàng trung ương Hoa Kỳ đã thực hiện vào tháng 9/ 2020, khi Fed nói rằng họ sẽ sẵn sàng cho phép lạm phát tăng cao hơn bình thường để tạo ra việc làm đầy đủ và toàn diện. Theo IMF, loại chính sách đó có một số nguy hiểm nếu kỳ vọng lạm phát bắt đầu tăng cao. “Trong bối cảnh lạm phát gia tăng trong khi tỷ lệ việc làm vẫn ở mức thấp và rủi ro giảm kỳ vọng đang trở nên cụ thể, chính sách tiền tệ có thể cần được thắt chặt để đối phó với áp lực giá, ngay cả khi điều đó làm trì hoãn sự phục hồi việc làm,” báo cáo cho biết. Theo IMF, chờ đợi việc làm phục hồi mạnh hơn “có nguy cơ khiến lạm phát gia tăng theo cách tự đáp ứng”, điều này sau đó sẽ phá hoại chính sách của Fed. Fed sử dụng điều họ gọi là “hướng dẫn trong tương lai” để vẽ ra một bức tranh rõ ràng cho công chúng về ý định tương lai của họ là gì và họ sẽ sử dụng những tiêu chí nào để thay đổi chính sách. Trong cảnh báo của mình, IMF cho biết thông tin liên lạc sẽ là chìa khóa để tránh những cú shock gây gián đoạn nền kinh tế do những thay đổi trong chính sách. “Sự đan kết chưa từng có khiến việc truyền thông minh bạch và rõ ràng về triển vọng của chính sách tiền tệ càng trở nên quan trọng hơn”. Giám đốc điều hành JPMorgan Chase, Jamie Dimon, một trong những người nhận thấy lạm phát sẽ hạ nhiệt, hy vọng các vấn đề về chuỗi cung ứng đã góp phần làm tăng giá sẽ không còn trong năm 2022. Thông tin thêm về bức tranh lạm phát hiện tại của Hoa Kỳ sẽ vào thứ Tư với việc công bố chỉ số giá tiêu dùng cho tháng Chín. Các nhà kinh tế dự kiến giá của một nhóm các hàng hóa tiêu dùng thông thường tăng 0.3% trong tháng, đưa mức tăng so với cùng kỳ năm ngoái lên 5.3%. Phong Lữ lược dịch
Theo CNBC
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|