Doanh nghiệp Thứ ba, 26/11/2019, 10:11 GMT+7
Hàng nhập khẩu Mỹ từ Trung Quốc giảm hơn 13% - nhưng nhập khẩu từ Việt Nam đang tăng

Không ai kỳ vọng Việt Nam sẽ thay thế Trung Quốc với tư cách là nước xuất khẩu lớn trên thế giới, nhưng quốc gia Đông Nam Á này dường như đang giành lấy một phần việc kinh doanh của Trung Quốc với Hoa Kỳ.

n26 vn

Trong chín tháng đầu năm nay, nhập khẩu của Mỹ từ Việt Nam tăng 34.8% tính theo năm, so với khoản tăng 5.8% cho cả năm 2018, theo một lưu ý từ hãng tư vấn IHS Markit. Trong tương quan so sánh, hàng nhập khẩu Mỹ từ Trung Quốc đại lục giảm 13.4% tính theo năm từ tháng Một đến tháng Chín.

Thuế quan là lý do chính đằng sau sự suy giảm hàng nhập khẩu Mỹ từ Trung Quốc, theo Michael Ryan, giám đốc bộ phận dịch vụ so sánh ngành của IHS Markit.

Ông nói thêm, các hạng mục xuất khẩu sang Mỹ phát triển nhanh nhất là máy tính, thiết bị điện thoại và các máy móc khác.

Những sản phẩm này từng là những mặt hàng nhập khẩu hàng đầu của Mỹ từ Trung Quốc đại lục, Mông Cổ và Đài Loan trong năm 2018, theo Đại diện Thương mại Hoa Kỳ. Điều này cho thấy các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ có thể đã thay thế cho dòng chảy thương mại suy giảm giữa Trung Quốc và Mỹ.

Những thách thức cho Việt Nam

Việt Nam thường được xem là một trong những bên được lợi lớn nhất từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nhờ xuất khẩu sang Mỹ tăng. Ngoài ra, quốc gia Đông Nam Á này còn chứng kiến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gia tăng từ những nhà sản xuất đang tìm cách tránh các khoản thuế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông Ryan lưu ý Hoa Kỳ không đầu tư nhiều vào Việt Nam. Ông chỉ ra đầu tư của Mỹ vào Việt Nam chỉ chiếm 2.7% tổng FDI Việt Nam nhận được.

Một lý do của việc này là Hoa Kỳ không có thỏa thuận tự do thương mại với Việt Nam cũng như với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Nhưng đó chỉ là “một trong nhiều lý do hạn chế tốc độ và mức độ đa dạng hóa chuỗi cung ứng” vào Việt Nam.

Việt Nam cũng đối mặt với tình trạng thiếu lao động lành nghề. Nguồn nhân tài của Việt Nam vẫn không thể đáp ứng cho hàng loạt các yêu cầu khi nhiều công ty đa quốc gia muốn di dời các bộ phần trong chuỗi cung ứng sản xuất của mình ra khỏi Trung Quốc.

“Đơn giản, nhu cầu hiện đang vượt qua năng lực cung ứng hiện tại,” ông Ryan nói, và cơ sở hạ tầng tại Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn để nhiều công ty quốc tế mở cửa hàng.

Đặt biệt, điều này có nghĩa tìm được các đối tác kinh doanh trong nước và đáp ứng những yêu cầu của chính phủ để có được các giấy phép có thể là những trở ngại lớn đối với các công ty nước ngoài. Ngoài ra, đường xá ở Việt Nam vẫn xấu và các cảng đã ùn tắt, làm tăng thời gian đi lại và vận chuyển hàng hóa.

Khánh Lâm lược dịch
Theo CNBC

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1