Chứng khoán Thứ hai, 29/11/2021, 10:23 GMT+7
Chứng khoán kỳ hạn Mỹ, dầu bù được một phần giảm sau khi tả tơi vì biến thể Omicron

Các thị trường châu Á ổn định được một chút vào thứ Hai, 29/11, khi các nhà đầu tư bắt đầu quen với nhiều tuần biến động trước việc liệu biến thể Omicron có thực sự làm chệch hướng phục hồi kinh tế hay không và các kế hoạch thắt chặt của một số ngân hàng trung ương.

n29 stock

Giá dầu cũng tăng $3/thùng, sau khi lao dốc ngày thứ Sáu, trong khi đồng yen trú ẩn an toàn xả hơi sau đợt tăng cao hơn.

Biến thể cần quan tâm mới đến nay đã được phát hiện ở Canada và Australia khi thêm nhiều quốc gia hạn chế đi lại.

Nước Anh kêu gọi triệu tập một cuộc họp khẩn cấp các bộ trưởng y tế G7 vào thứ Hai để thảo luận về sự phát triển của virus, dù một bác sĩ Nam Phi từng điều trị các ca bệnh cho biết các triệu chứng của biến thể Omicron cho đến nay rất nhẹ.

“Có rất nhiều điều chúng ta chưa biết về biến thể Omicron, nhưng các thị trường đã buộc phải đánh giá lại triển vọng tăng trưởng toàn cầu cho đến khi chúng ta biết nhiều hơn,” theo Rodrigo Catril, chiến lược gia thị trường tại NAB.

"Pfizer dự kiến trong vòng hai tuần sẽ biết được liệu biến thể Omicron có kháng với loại vaccine hiện tại của mình hay không, những người khác cho rằng có thể mất vài tuần. Cho đến lúc đó, thị trường có thể sẽ vẫn bất ổn."

Giao dịch khá thất thường vào đầu ngày thứ Hai nhưng đã có dấu hiệu ổn định khi S&P 500 hợp đồng tương lai tăng 0.8% và Nasdaq tương lai tăng 0.9%.

Cả hai chỉ số đều giảm mạnh nhất trong tháng vào thứ Sáu với cổ phiếu ngành du lịch và hàng không bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng.

Chỉ số cổ phiếu Châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản rộng nhất của MSCI giảm 0.1% nhưng đã rời các mức thấp ban đầu. Tương tự, chỉ số Nikkei rời các khoản giảm ban đầu xuống 0.9%.

Trái phiếu phục hồi một số khoản tăng, với trái phiếu Kho bạc kỳ hạn giảm 11 tick. Thị trường đã tăng mạnh khi các nhà đầu tư định giá khả năng Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ bắt đầu tăng lãi suất chậm hơn và một số ngân hàng trung ương khác thắt chặt chính sách ít hơn.

Lợi tức trái phiếu kho bạc kỳ hạn hai năm tăng lên 0.55%, sau khi giảm 14 điểm cơ bản vào thứ Sáu, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng Ba năm ngoái. Hợp đồng tương lai quỹ của Fed đã đẩy lần tăng lãi suất đầu tiên lùi khoảng một tháng hoặc lâu hơn.

Kỳ vọng thay đổi làm suy yếu đồng USD, có lợi cho các đồng tiền trú ẩn yen Nhật và franc Thụy Sĩ.

Đầu ngày thứ Hai, đồng dollar ổn định phần nào ở mức 113.81 yen, sau khi giảm 1.7% vào thứ Sáu. Chỉ số dollar ở mức 96.190, sau khi giảm 0.7% vào thứ Sáu.

Đồng euro tạm dừng ở mức $1.1294, sau khi tăng từ $1.1203 cuối tuần trước.

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde tỏ ra dũng cảm trước mối đe dọa virus mới nhất, cho rằng khu vực đồng euro được trang bị tốt hơn để đối mặt với tác động kinh tế của các làn sóng COVID-19 mới hoặc biến thể Omicron.

Trong tuần này chỉ số PMI sản xuất của Trung Quốc sẽ được công bố thứ Ba, đưa ra một cập nhật khác về sức khỏe của gã khổng lồ châu Á. Khảo sát ISM các nhà máy của Hoa Kỳ sẽ được công bố vào thứ Tư, trước khi có bảng lương vào thứ Sáu.

Chủ tịch Fed Jerome Powell và Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen sẽ phát biểu trước Quốc hội vào thứ Ba và thứ Tư.

Trên thị trường hàng hóa, giá dầu phục hồi sau khi có khoản giảm lớn nhất trong một ngày kể từ tháng 4/2020 vào thứ Sáu.

"Động thái này đảm bảo liên minh OPEC+ sẽ tạm dừng mức tăng dự kiến cho tháng Một tại cuộc họp vào ngày 2/12," theo nhà phân tích tại ANZ.

"Những sóng gió như vậy là lý do khiến họ chỉ tăng dần sản lượng trong những tháng gần đây, bất chấp nhu cầu phục hồi mạnh mẽ."

Dầu Brent tăng 3.9% lên $75.57/thùng, trong khi dầu thô Mỹ tăng 4.5% lên $71.24.

Trường Sơn lược dịch
Theo Reuters

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1